Cách Dạy Bé Học Tiếng Việt

Cách Dạy Bé Học Tiếng Việt

Các bậc phụ huynh thường lo lắng không biết nên dạy trẻ như thế nào để các bé có hứng thú học. Dưới đây là một số phương pháp dạy bé học chữ cái mà ba mẹ có thể áp dụng tại nhà để giúp bé tiếp thu nhanh và hiệu quả.

Nhận diện và ghi nhớ bảng chữ cái

Đa số các em bé từ 3-4 tuổi đã có thể nhận diện được các chữ cái được học giai đoạn trước đó. Bé rất lưu tâm đến các chữ cái xuất hiện trong tên mình, tên ba mẹ. Và để giúp con có thể nhận diện được mặt chữ tốt hơn, ba mẹ hãy đặt ra câu hỏi thường xuyên, liên tục mỗi ngày để con có thể học được những chữ cái mới và ghi nhớ những chữ cái cũ.

Nếu các giai đoạn trước, bé việc dạy bé học chữ cái là tập trung vào giúp con nhớ mặt chữ được học. Thì đến giai đoạn trẻ 4 - 5 tuổi, hầu hết trẻ đều nhớ được đầy đủ bảng chữ cái. Và đây là giai đoạn thích hợp để ba mẹ dạy con tập viết.

Có thể thấy, giai đoạn từ 2-5 tuổi là giai đoạn vàng để ba mẹ có thể tiến hành dạy bé học chữ cái. Bởi trí não trẻ giai đoạn này được ví như những tờ giấy trắng, việc tiếp thu và học tập kiến thức của bé rất nhanh. Đặc biệt, hoạt động chơi mà học, học mà chơi cần được ưu tiên cho trẻ, không nên bắt buộc và gò bó bé quá nhiều.

Dạy bé học từ những bài hát thiếu nhi

Hiện nay có rất nhiều bài hát dành cho thiếu nhi được lồng ghép học bảng chữ cái trong đó. Những ca từ và nhịp điệu xuất hiện trong bài hát dễ dàng đi vào nhận thức và giúp việc học của trẻ trở nên dễ dàng hơn.Ba mẹ hãy lựa chọn những bài nhạc có tiết tấu vui, phù hợp với độ tuổi của bé. Ngoài ra, ba mẹ có thể kết hợp cho con xem video để tăng thêm sự yêu thích cho trẻ khi học.

Chỉ dạy một chữ tại một thời điểm

Dù bé có khả năng bắt chước và học hỏi vô cùng nhanh. Tuy nhiên, não bộ của trẻ vẫn còn quá non nớt với những kiến thức phổ thông mà chúng ta muốn dạy. Nếu ba mẹ truyền tải cho con quá nhiều kiến thức cùng một lúc sẽ khiến não bộ của bé phải chịu áp lực lớn. Do vậy, nguyên tắc đầu tiên khi dạy bé học chữ cái đó là phải dạy bé từng chữ một. Và mỗi chữ bé học cần được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là cách hiệu quả để giúp bé nhanh thuộc và ghi nhớ chữ cái được lâu hơn.

Cha mẹ có thể tìm mua các bộ thẻ học chữ cái sẵn có tại các cửa hàng sách hoặc cửa hàng đồ chơi. Nếu có thời gian, ba mẹ có thể cùng con tạo nên những thẻ học thủ công đa sắc màu. Công đoạn tạo thẻ học cho bé rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần chuẩn bị những mảnh giấy bé bằng lòng bàn tay, viết một chữ cái in hoa lên mỗi mảnh giấy. Sau đó, ba mẹ ghép nối các mảnh giấy này bằng cách sử dụng chỉ hoặc ghim bấm. Như vậy là ba mẹ đã có thể cùng con tạo nên bộ thẻ học chất lượng.

Việc uốn nắn và chỉnh phát âm cho bé là cần thiết. Tuy nhiên, ba mẹ không nên bắt bé phải phát âm chuẩn những chữ cái mà con được học. Thay vào đó, ba mẹ nên dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng việt đơn giản và để con phát âm thật tự nhiên theo ý hiểu của trẻ và chỉnh phát âm cho con từ từ theo thời gian.

Với phương pháp dạy này, bé sẽ có thời gian được tiếp cận và thích nghi với mặt chữ. Việc được nói mà không bị cản trở giúp bé cảm thấy tự tin. Và khi bé phát âm sai, ba mẹ hãy nhẹ nhàng chỉnh sửa để phát âm của trẻ được hoàn thiện hơn.

Ở giai đoạn trẻ lớn hơn vào khoảng từ 4-5 tuổi, ba mẹ có thể áp dùng vừa đọc vừa viết để giúp con ghi nhớ chữ cái được học tốt hơn. Phương pháp này giúp trí não của con được kích thích, hỗ trợ bé nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi ba mẹ cần thật kiên nhẫn và dịu dàng với con.

III. Những lưu ý khi dạy bé học chữ cái

Để nâng cao hiệu quả trong việc dạy bảng chữ cái cho bé, ba mẹ có thể lưu ý đến một số điều quan trọng dưới đây:

Lời kết: Bài viết trên là chia sẻ của Nature's Way về một số phương pháp dạy bé học chữ cái hiệu quả đang được nhiều phụ huynh áp dụng. Qua đó, giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều góc nhìn trong phương pháp dạy con học tại nhà. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp phụ huynh tìm được phương pháp dạy phù hợp và tốt nhất dành cho con.

Dạy bé học chữ cái là nền tảng quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và giao tiếp cho trẻ. Việc dạy cho bé học chữ cái tiếng Việt không hề khó. Tuy nhiên để giúp trẻ học nhanh và nhớ lâu nhất, đồng thời kích thích trí tưởng tượng, sự yêu thích của trẻ, bố mẹ cần tìm phương pháp phù hợp với tính cách và sở thích của con. Bố mẹ có thể tham khảo các cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt mà iSchool chia sẻ trong bài viết dưới đây để lựa chọn phương pháp dạy phù hợp nhất cho bé.

I. Khi nào nên dạy bé học bảng chữ cái?

Ba mẹ nào cũng mong  muốn con cái mình thật thông minh và tài giỏi. Do đó, rất nhiều ba mẹ quan tâm đến độ tuổi phù hợp để dạy bảng chữ cái cho con. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có một quá trình tiếp thu và nhận thức khác nhau. Vì vậy, ba mẹ cần căn cứ vào tình trạng phát triển của bé để đưa ra những phương pháp và lộ trình dạy phù hợp với con của mình. Dưới đây là lộ trình cơ bản dạy bé học bảng chữ cái phù hợp với độ tuổi.

Thường, khi bé bước vào giai đoạn 3 tuổi, ba mẹ có thể cho con học quen dần với bảng chữ cái. Một số trẻ 2 tuổi đã có thể nhận biết được một số mặt chữ cơ bản. Nhưng cũng có trẻ đến hơn 3 tuổi mới có nhận biết và ghi nhớ mặt chữ. Trong quá trình làm quen với bảng chữ cái, con sẽ học thông qua việc lặp lại các âm tiết theo hướng dẫn của cha mẹ.  Bé sẽ bắt đầu tiếp nhận và ghi nhớ thông qua sự tiếp xúc thường xuyên. Do vậy, việc giáo dục sớm trong gia đình sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc dạy bé học chữ cái giai đoạn 2-3 tuổi.

Dạy bé học chữ cái tiếng Việt qua bài hát thiếu nhi

Hướng dẫn bé học chữ cái qua các bài hát thiếu nhi cũng là một cách đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là nhắc đi nhắc lại nhiều lần vì thế sẽ giúp trẻ nhớ lâu nhưng không làm cho bé cảm thấy quá khô khan hay nhàm chán.

Phương pháp dạy bé học chữ cái qua các bài hát thiếu nhi

Cùng con rèn luyện thói quen học tập từ nhỏ

Có thể nói, việc rèn luyện thói quen cho trẻ cần sự kỳ công đến từ ba mẹ. Bởi bé giai đoạn 2-5 tuổi rất yêu thích sự tự do, nô đùa. Việc uốn nắn cho trẻ tập trung và kiên trì học tập không dễ. Bởi vậy, ba mẹ cần tạo nên những điều hứng thú trong quá trình học của con. Ví dụ các con chữ được sử dụng để dạy cho trẻ có màu sắc thật sặc sỡ hoặc ba mẹ có thể chuẩn bị cho con những bộ sách tô màu chữ thật đẹp và đáng yêu. Những chi tiết rất nhỏ như vậy nhưng sẽ có tác động vô cùng lớn đến sự yêu thích và tạo hứng thú cho việc học của bé.

Dạy trẻ học chữ cái qua cách “vừa đọc, vừa viết”

Phụ huynh có thể dạy bé học chữ cái qua cách” vừa đọc, vừa viết” vì ưu điểm của phương pháp này là  kích thích nhanh trí não giúp trẻ nhớ lâu hơn. Bố mẹ nên dạy bé đọc và viết chữ song song với nhau để giúp bé học nhanh thuộc hơn.

Tuy nhiên với phương pháp này sẽ đòi hỏi ở bố mẹ sự kiên nhẫn  và dành nhiều thời gian hơn để dạy bé học bảng chữ cái. Để bé yêu thích việc học chữ hơn phụ huynh hãy biến thời gian học tập căng thẳng thành những khoảnh khắc vui vẻ giúp bé thư giãn và có cảm giác thoải mái.

Dạy trẻ học chữ cái qua cách “vừa đọc, vừa viết”

Sử dụng ứng dụng dạy bé học chữ cái

Sử dụng các ứng dụng điện tử để dạy bé học chữ cái sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp trẻ thích học hơn. Bên cạnh những ứng dụng trên điện thoại, phụ huynh có thể cùng bé xem các chương trình trực tuyến dạy về bảng chữ cái Tiếng Việt.

Phương pháp này không những giúp bé học về hình dáng chữ mà bé còn học được cách phát âm chuẩn. Hơn nữa, trong video thường sẽ đi kèm những bản nhạc vui nhộn, giúp bé thêm hào hứng với việc học chữ cái. Bố mẹ có thể tham khảo một số ứng dụng dạy bé học chữ cái, ví dụ như: Piano Kids, bé học chữ cái Vkids…

Ứng dụng giúp dạy bé học chữ cái hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

Dạy bé chữ cái thường trước, chữ hoa sau

Trong tiếng việt của chúng ta thường có hai loại chữ là chữ thường và chữ hoa. Và theo ý kiến từ nhiều chuyên gia giáo dục, ba mẹ nên ưu tiên dạy con bảng chữ cái thường trước và bảng chữ cái in hoa sau. Bởi cách dạy này giúp bé nhớ lâu, phản ứng nhanh và rèn luyện kỹ năng đọc viết tốt sau này.

Dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho bé

Đọc sách cho con nghe không những giúp các con luyện nghe, luyện đọc, phản xạ mà còn rèn được thói quen đọc sách ngay từ khi còn bé. Thông qua những câu chuyện trong sách, trẻ được biết đến nhiều hơn về thế giới xung quanh, về cách cư xử cũng như cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe hàng ngày cũng giúp tạo sự liên kết, gia tăng tình cảm giữa bố mẹ và con cái. Ngoài ra, bố mẹ nên lựa chọn những quyển sách và câu chuyện phù hợp với lứa tuổi để bé có thể tiếp cận dễ dàng hơn.

Phụ huynh nên dành thời gian kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ (Nguồn: Sưu tầm)

Dạy bé chữ cái mọi lúc mọi nơi

Để giúp trẻ nhanh chóng nhớ được các mặt chữ, ba mẹ nên tạo điều kiện thực hành cho con ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ trong những lúc đi chơi hay sinh hoạt hàng ngày hãy thường xuyên đố bé về các chữ cái xuất hiện trong cuộc sống, nếu bé quên thì hãy nhắc lại giúp bé và yêu cầu bé bắt chước ngay. Tuyệt đối không tạo áp lực hay tỏ thái độ khi trẻ không trả lời được câu hỏi bạn đưa ra.