Được ban tổ chức ưu ái xếp phát sóng cuối tập 2, rõ ràng phần trình diễn của cậu bé Nguyễn Đức Vĩnh là điểm nhấn nổi bật nhất của tập này. Dù cả nhà không có ai làm nghệ thuật nhưng bằng niềm yêu thích riêng của bản thân và tự tập luyện qua mạng, cậu bé 8 tuổi đến từ Bắc Ninh đã khiến cả 4 giám khảo (NSƯT Thành Lộc, Hoài Linh, Thúy Hạnh, Huy Tuấn) hết sức thích thú với giọng hát chèo độc đáo và điệu bộ “lẳng lơ” rất đúng chất nhân vật Thị Mầu trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa của vở chèo "Quan âm Thị Kính".
Sự nghiệp chật vật, ngưỡng mộ Phương Mỹ Chi
Vừa đi học vừa đi diễn, Đức Vĩnh đã sắp xếp như thế nào?
- Từ năm học lớp 9, em bắt đầu đi diễn ít hơn. Ban ngày, em đi học như bình thường, chỉ thỉnh thoảng mới đi hát buổi tối.
Đức Vĩnh ưu tiên chuyện học hành hay theo đuổi nghệ thuật?
- Em xem trọng cả 2. Người lớn thì nghĩ rằng nên tập trung học tập nhưng bản thân em có "máu" nghệ thuật sẵn rồi nên vẫn thích đi hát. Em thích nghệ thuật dân tộc từ ngày nhỏ. Nhiều người khuyên em đổi dòng nhạc khác để hợp thị hiếu số đông nhưng em và gia đình vẫn muốn theo đuổi dòng nhạc xưa, nhạc dân gian.
Đức Vĩnh nghĩ sao về sự hào nhoáng của làng giải trí? Nổi tiếng từ sớm, em có gặp nhiều áp lực hay mặt trái trong nghề?
- Em nghĩ làm nghề này, hầu như không ai giữ được sự ngây thơ, trong sáng (cười). Làng giải trí có nhiều cám dỗ và đôi khi thực dụng lắm, rồi còn có cả những mối quan hệ "không được bình thường" nữa.
Về áp lực - bản thân em không phải "ngôi sao" quá nổi tiếng nên thấy bình thường. Em cũng chưa có những va chạm hay trải nghiệm nào... sốc (cười).
Đức Vĩnh ngẫu hứng khoe giọng hát (Thực hiện: Bích Phương).
Có bao giờ Đức Vĩnh chạnh lòng vì mình là quán quân của một chương trình đình đám, được gọi là "thần đồng" nhưng con đường ca hát không mấy thuận lợi?
- Thi thoảng, em cũng thấy mình "bảy nổi ba chìm", chật vật quá! Khi em bắt đầu nổi tiếng, mọi người chủ yếu biết đến em về chèo tuồng và quan họ. Sau này, em cũng có thi "Tuyệt đỉnh song ca nhí" - nhưng thời đó, YouTube chưa phát triển như bây giờ.
Vào miền Nam, em chủ yếu đi hát, ít khi diễn những loại hình truyền thống như ngoài Bắc. Em cũng không có ê-kíp chuyên nghiệp nên không thể làm hình ảnh tốt bằng các ca sĩ khác.
Em nghĩ người ta nói các "sao nhí" khó giữ được hào quang cũng đúng, vì khán giả thường nhớ tới hình ảnh lúc nhỏ thôi. Trong thời gian bọn em trưởng thành, thường có một khoảng lặng, dễ khiến nhiều người quên lãng.
Em rất ngưỡng mộ chị Phương Mỹ Chi. Chị ấy là "sao nhí" hiếm hoi thành công với dòng nhạc dân ca và duy trì được chỗ đứng trong nghề cũng như giữ được danh tiếng từ lúc nhỏ đến bây giờ.
Có người đỡ đầu thì hành trình vào nghề sẽ suôn sẻ hơn, nhưng đổi lại cũng dễ vướng những mâu thuẫn, lùm xùm. Đức Vĩnh nghĩ sao về việc này?
- Em từng nghĩ phải có người nâng đỡ thì mình mới có thể thuận lợi hoạt động. Ngày trước, có nhiều người gửi lời mời nhưng gia đình em từ chối, không "đầu quân" về bên nào hết. Gần đây, có những vụ lùm xùm khiến em nghĩ rằng hoạt động độc lập cũng có những điều thoải mái, tự do hơn.
Làm nghệ thuật rất khó để giữ hào quang lâu dài, Đức Vĩnh có chuẩn bị hay dự định gì cho tương lai?
- Khi lên cấp 3, em bắt đầu nhận thức được điều đó vì nghề hát "một sớm một chiều" lắm. Ca sĩ phải thật sự xuất sắc và may mắn mới trụ lại lâu trong nghề. Thực ra, khi vào Sài Gòn, mục đích của em là phát triển hình ảnh, danh tiếng nhưng em thấy mình chưa làm được nhiều.
Sắp tới, em sẽ chuyển ra Hà Nội học tiếp cấp 3 để mẹ có thể về Bắc Ninh tiện chăm sóc cho bố. Về dự tính cho đại học thì em đang hướng về ngành quản trị kinh doanh. Ngoài học văn hóa, có thể em sẽ học thêm sáng tác. Nếu mọi chuyện thuận lợi thì tương lai em vẫn sẽ đi hát như một nghề tay trái.
Cảm ơn Đức Vĩnh vì cuộc trò chuyện này!
Chia sẻ với PV Dân trí, bà Lê Thanh Nghĩa (54 tuổi) - mẹ của Đức Vĩnh - cho biết cuộc sống gia đình có đôi chút xáo trộn từ khi con trai đăng quang "Vietnam's Got Talent", nhưng mọi người đều vui vẻ chấp nhận để con sống đúng với đam mê.
Thậm chí, để tiện cho Đức Vĩnh theo đuổi nghệ thuật, bà Nghĩa cùng các con đã chuyển vào TPHCM, sống tại một căn nhà thuê ở quận 12. Cuộc sống tại đây mang đến nhiều trải nghiệm cho Đức Vĩnh nhưng gia đình nhận thấy trước mắt cậu bé cần tập trung vào học tập hơn.
"Vĩnh thích môi trường trong này lắm nhưng sức khỏe của bố Vĩnh không được tốt nên tôi phải về quê để tiện việc chăm sóc. Sắp tới đây khi Vĩnh nhập học ở Hà Nội thì sẽ ở nhà người thân, còn tôi về lại Bắc Ninh", mẹ Đức Vĩnh nói.
Hiện tại, gia đình đang trong thời gian chuẩn bị giấy tờ cho Đức Vĩnh chuyển ra Hà Nội tiếp tục việc học.
Nội dung: Bích PhươngẢnh: Quang Ninh
Hai chữ "thần đồng" quá lớn với em...
Nhìn lại hành trình từ khi đăng quang "Vietnam's Got Talent" đến nay, Đức Vĩnh nhận thấy cuộc sống của mình thay đổi ra sao?
- Cuộc sống của em thật sự đã thay đổi rất nhiều. Em thấy may mắn vì phần thưởng Quán quân có thể phần nào đỡ đần cho bố mẹ và chị gái về kinh tế. Em cũng vui vì mình có chút danh tiếng, đi diễn hay đi ra ngoài đường có người nhận ra. Nhưng em tự biết mình là người nổi tiếng thì phải giữ hình ảnh vì sợ... vướng ồn ào (cười).
Thời điểm đó, số tiền thưởng 500 triệu đồng từ giải quán quân đã được gia đình Đức Vĩnh sử dụng như thế nào?
- Thực ra là lúc đó em nhận được 600 triệu đồng chứ không phải 500 triệu đồng đâu ạ (cười). Gia đình đã dùng một phần để sửa nhà, một phần để lo cho việc học hành của em.
Lúc dự thi, Đức Vĩnh được nhiều người gọi là "thần đồng". Em nghĩ sao về sự ưu ái này?
- Chú Thành Lộc là người đầu tiên gọi em như vậy. Lúc đó, em còn nhỏ, mới 8-9 tuổi nên chưa hiểu hết, chỉ thấy vui vì được nhiều người cổ vũ cho tài năng của mình, thấy mình có vẻ đặc biệt hơn nhiều người khác, hồn nhiên lắm!
Sau này lớn hơn, em tự thấy mình vẫn chưa xứng đáng với hai chữ "thần đồng". Danh xưng này quá lớn với em vì còn nhiều người giỏi hơn em rất nhiều.
Tiền bạc, danh tiếng hay sự quan tâm của mọi người là điều khiến em thấy có ý nghĩa nhất, kể từ khi đoạt danh hiệu quán quân "Vietnam's Got Talent"?
- Em nghĩ đó là sự quan tâm của khán giả. Là nghệ sĩ mà không được mọi người yêu thương và biết đến thì rất buồn. Từ lúc em chuyển vào TPHCM, thi thoảng đi diễn, em cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều khán giả lớn tuổi. Các cô chú xem em như con cháu trong nhà. Em rất biết ơn về điều đó.
"Chú Đức đã hỗ trợ em rất nhiều trong thời gian em bị vỡ giọng", Đức Vĩnh chia sẻ.
Tối 9/9, đêm nhạc “Nghe nhớ thương nhau” của bác sĩ - nhạc sĩ Vũ Minh Đức được diễn ra tại TP.HCM. Dịp này, anh giới thiệu album mới nhất cùng tên, góp phần xây dựng quỹ học bổng “Chắp cánh ước mơ – Heart to heart” dành cho các sinh viên khó khăn hiếu học. Đêm nhạc có sự tham gia của các ca sĩ Hương Giang, Duy Hưng, Hà Vân, Tấn Đạo, Đức Vĩnh, nhóm Lạc Việt…
Nhạc sĩ Vũ Minh Đức chia sẻ tại đêm nhạc
Đặc biệt, sự xuất hiện của “cậu bé Thị Mầu” Đức Vĩnh nhận được sự quan tâm của khán giả. Sớm trở nên nổi tiếng sau nhiều chương trình truyền hình, Đức Vĩnh nhận được sự hỗ trợ từ quỹ của nhạc sĩ Vũ Minh Đức để tiếp tục rèn luyện thanh nhạc, nâng cao chuyên môn ca hát.
Nhạc sĩ Vũ Minh Đức cũng thường viết ca khúc mới và mời Đức Vĩnh thu âm cũng như giới thiệu các chương trình biểu diễn để hỗ trợ em toàn diện. Đức Vĩnh tâm sự: "Chú Đức đã hỗ trợ em rất nhiều trong thời gian em bị vỡ giọng".
Hiện Đức Vĩnh đã 18 tuổi, chững chạc hơn, không còn là cậu bé nhút nhát ngày nào.
Trong chương trình "Vietnam's Got Talent 2015", Nguyễn Đức Vĩnh (sinh năm 2005) đến từ Bắc Ninh vừa xuất hiện đã lập tức "gây bão" truyền thông vì khả năng diễn tuồng, hát chèo, quan họ...
Những tiết mục "Xúy Vân giả dại", "Thị Mầu lên chùa", "Ông già cõng vợ đi xem hội" của em nhận được lời khen không ngớt từ giám khảo và khán giả. Từ đó, nhiều người đặt biệt danh cho cậu bé là "thần đồng", "cậu bé Thị Mầu"...
Đức Vĩnh tại "Vietnam's Got Talent 2015"
Trong đêm nhạc, nhạc sĩ Vũ Minh Đức đã mở bán 1.000 đĩa in đợt 1, toàn bộ doanh thu bán đĩa và đêm nhạc sẽ dùng cho quỹ “Chắp cánh ước mơ”.
Theo Vũ Minh Đức, anh duy trì các chương trình âm nhạc khoảng 3 tháng/lần nhằm tạo dòng tiền ổn định, ngoài ra anh viết sách, làm kênh YouTube kiếm thêm một ít thu nhập cho quỹ.
Cùng với đêm nhạc, nhạc sĩ Vũ Minh Đức cũng đồng thời phát hành 2 MV Phía không anh (Hương Giang) và Còn chờ nhau đến kiếp nào (Duy Hưng) trên kênh YouTube chính thức.
Ca sĩ Hương Giang và nhạc sĩ Vũ Minh Đức
Nhạc sĩ, bác sĩ Vũ Minh Đức tốt nghiệp Đại học Y khoa năm 1995, năm 2000, anh nhận học bổng y khoa tại Paris (Pháp) và là một trong những bác sĩ đầu tiên của TP.HCM học về kỹ thuật chụp, nong động mạch vành - phương pháp giúp cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Có thể gọi anh là con người "3 trong 1", bởi lẽ ngoài vai trò bác sĩ, nhạc sĩ, anh còn sáng tác văn chương. Năm 2016, tác phẩm Sài Gòn chữ vội trên vai của anh ra mắt và được tái bản nhiều lần.
Quỹ “Chắp cánh ước mơ - Heart to heart” được anh và 2 con gái thành lập vào năm 2016 để hỗ trợ các em học sinh, sinh viên giỏi nhưng gặp hoàn cảnh khó khăn.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Vượt qua nhiều tên tuổi lớn, Thái Hòa đã nhận cú đúp giải thưởng Nam diễn viên chính xuất sắc ở thể loại phim truyền hình và điện ảnh.
Hình ảnh Thị Mầu trên sân khấu và một Nguyễn Đức Vĩnh ngoài đời
Nguyễn Đức Vĩnh năm nay 8 tuổi, quê Bắc Ninh
Em không hề có thầy dạy hát, dạy múa. Tiết mục của em hoàn toàn do Vĩnh tự tập bằng cách mở mạng internet, xem video "Thị Mầu lên chùa" và học theo.
Tuy gia đình có hoàn cảnh kinh tế tương đối khó khăn nhưng đam mê của Vĩnh được người thân ủng hộ.
Tiết mục "Thị Mầu lên chùa" của Nguyễn Đức Vĩnh trên sân khấu Vietnam's Got Talent phát sóng trên truyền hình tối qua, 5.10.
Ánh mắt, cử chỉ hết sức đỏng đảnh, lẳng lơ của Vĩnh khiến giám khảo và khán giả cười nghiêng ngả.
Thật khó để nhận ra đây là gương mặt giả gái.
Trường Tiểu học Trung Mầu được thành lập từ năm 1994, được UBND huyện Gia Lâm tách từ một trường phổ thông cấp I-II đến nay đã được 30 năm đi vào hoạt động không chỉ là nơi học tập và làm việc, mà còn là mái nhà chung của biết bao thế hệ học trò, thế hệ nhà giáo cống hiến tuổi xuân cho nền giáo dục nước nhà.
Ngôi trường thuộc địa bàn quản lí của xã Trung Mầu – huyện Gia Lâm– TP Hà Nội. Khuôn viên trường có diện tích 4532m2 với quy mô gồm 2 khối nhà lớp học cao 2 tầng, gồm 15 lớp học và một số phòng bộ môn như: phòng tiếng anh; phòng tin học; phòng nhạc – họa; … và một khối nhà hiệu bộ cao 2 tầng và 1 nhà đa năng.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên của nhà trường tương đối ổn định và có bề dạy kinh nghiệm với 02 cán bộ quản lý (Thạc sĩ: 01, Đại học: 01, Trình độ QL: 02, TCCT: 02), 30 đồng chí giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn, và có 14 đồng chí là Đảng viên.
Giáo viên trong trường luôn có tinh thần sáng tạo và nhiệt huyết, tạo điều kiện cho học sinh thách thức bản thân thông qua dự án nghiên cứu, các hoạt động ngoại khóa độc đáo và chương trình học tập linh hoạt. Ngoài những tiết dạy trên lớp, đội ngũ giáo viên trong trường cũng tích cực, chủ động học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn thông qua những hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, tham gia các buổi chuyên đề do ngành tổ chức. Bên cạnh đó, các thầy cô rất quan tâm động viên tới học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; gần gũi để thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh.
Về số lượng học sinh, hiện nay nhà trường có 5 khối với số lượng 495 học sinh.
Trường còn tổ chức các hoạt động học tập ngoại khóa, sự kiện và hội thảo với sự tham gia của những người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu và trải nghiệm ngoại ô kiến thức truyền thống. Chúng tôi tin rằng bằng cách này, học sinh sẽ phát triển một cái nhìn toàn diện về thế giới và khám phá đam mê cá nhân.
Trường Tiểu học Trung Mầu cũng là một ngôi trường có bề dày thành tích. Có nhiều thầy cô đoạt giải nhất, nhì, ba cấp huyện trong các hoạt động văn hóa thể thao.
Trường Tiểu học Trung Mầu không chỉ là nơi để học tập, mà còn là nơi ươm mầm tri thức tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giới thiệu các tiêu chí dưới đây:
1. Trường học an toàn và thân thiện cho trẻ em:
Trường Tiểu học Trung Mầu là một ngôi trường nằm ở trung tâm khu dân cư của xã Trung Mầu. Khu hiệu bộ gồm 2tầng, hai dãy phòng học 2 tầng khang trang sạch sẽ, có xây tường cao bao quanh ngăn cách với bên ngoài. Trường được trang bị hệ thống ánh sáng, camera được đầy đủ ở các hành lang, sân, cổng trường.. Những trang bị vật chất đó là điều kiện đảm bảo một môi trường học tập, giảng dạy an toàn cho học sinh và giáo viên. Nhà trường luôn chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông; phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường. Hàng tháng nhà trường đều đăng tải các bài tuyên truyền về an toàn giao thông; tổ chức các tuyên truyền rộng rãi tới học sinh ở tất cả các lớp vào giờ sinh hoạt lớp, hay giờ sinh hoạt dưới cờ. Nhà trường đã xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” hướng dẫn các bậc phụ huynh vị trí dừng đỗ xe khi đưa đón con để đảm bảo giao thông an toàn thông suốt, tránh ùn tắc trong giờ tan học. BGH nhà trường lên kế hoạch hoạt động: “Tháng hành động vì an toàn giao thông”.
Đây còn là ngôi trường thân thiện với các em. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của các em, mỗi thầy cô như là người cha người mẹ thân thương của học sinh. Thầy cô uốn nắn học sinh từng nét chữ, dạy các em từ những điều nhỏ bé đến những ước mơ hoài bão lớn lao, luôn đồng hành, dẫn dắt, truyền lửa cho các em để các em có thể bay cao, bay xa tới những chân trời mơ ước. Đến với ngôi trường Trung Mầu bạn sẽ thấy một khung cảnh sư phạm xanh – sạch – đẹp, các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ sôi nổi luôn lôi cuốn, hấp dẫn đối với học sinh, giúp các em luôn cảm nhận: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm tới những hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên thăm hỏi động viên trao quà cho các em.
2. Trường học không gian học tập và vui chơi xanh
Trường TH Trung Mầu có không gian trường học xanh mát, sạch, đẹp, tràn ngập cảnh sắc thiên nhiên tạo ra một môi trường học tập sinh hoạt và vui chơi an toàn thú vị, hấp dẫn đối với học trò. Không gian ấy không chỉ giúp cho việc dạy và học thêm thoải mái, tích cực, mà còn rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh, giúp các em học sinh biết yêu thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường sống xung quanh mình. Hiện nay, khuôn viên trường TH Trung Mầu đã trồng được rất nhiều hoa và cây xanh. Các bồn hoa trong trường luôn được chăm sóc chu đáo, sân trường lớp học luôn thoáng mát, xanh - sạch - đẹp.
3. Trường học có giáo viên thân thiện
Nhà trường có đội ngũ giáo viên thân thiện, luôn tận tâm và chu đáo với học sinh. Mỗi thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ các em trong mọi khía cạnh của cuộc sống học đường. Với thái độ cởi mở và gần gũi, các giáo viên luôn tạo cảm giác an tâm, giúp học sinh dễ dàng trao đổi, đặt câu hỏi và bày tỏ những khó khăn gặp phải trong học tập.
Thầy cô ở trường không chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức mà còn quan tâm đến sự phát triển nhân cách và kỹ năng sống của học sinh. Các buổi học luôn được thiết kế theo hướng khuyến khích sự tương tác, hợp tác, giúp các em cảm thấy được quan tâm, hỗ trợ kịp thời. Đội ngũ giáo viên luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ học sinh, tạo dựng một môi trường học đường ấm áp và khuyến khích sự phát triển cá nhân. Chính vì thế, các em luôn cảm thấy trường học là một nơi an toàn và đáng tin cậy, nơi mà các em không chỉ học tập mà còn được yêu thương và thấu hiểu.
4. Trường học có phương pháp dạy học hấp dẫn
Nhằm phát triển năng lực cho người học, thầy cô trong nhà trường luôn chú trọng áp dụng những phương pháp dạy học hấp dẫn và sáng tạo, giúp học sinh hứng thú trong việc học và phát triển tư duy. Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một cách truyền thống, thầy cô khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình học thông qua các hoạt động nhóm, thảo luận, và thực hành thực tế. Điều này không chỉ giúp các em hiểu bài sâu hơn mà còn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác, và giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, trường còn kết hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy, tạo ra những bài học sinh động, trực quan, khiến học sinh thích thú khám phá tri thức. Giáo viên của trường luôn linh hoạt và sáng tạo trong cách dạy, không ngừng đổi mới phương pháp để phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp mỗi em đều cảm thấy được quan tâm và phát triển theo cách riêng của mình.
5. Trường học quan tâm sức khỏe và dinh dưỡng
Với cam kết mang lại môi trường học tập an toàn, lành mạnh và toàn diện cho học sinh, trường TH Trung Mầu đã không ngừng nâng cao các tiêu chí liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng. Nhà trường đặc biệt chú trọng công tác khám sức khỏe cho CB, GV, NV và các em học sinh, công tác bán trú và chăm sóc y tế, nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nhà trường thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh và giáo viên ít nhất một lần mỗi năm học, phối hợp với các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra toàn diện các chỉ số sức khỏe như: thị lực, chiều cao, cân nặng, huyết áp và xét nghiệm các bệnh thường gặp ở độ tuổi học sinh.
Phòng y tế của trường được trang bị đầy đủ các thiết bị sơ cứu và thuốc men cơ bản, luôn sẵn sàng hỗ trợ khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra. Đặc biệt, nhà trường tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng sơ cứu cơ bản cho cả học sinh và giáo viên, giúp nâng cao nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe cá nhân và cách xử lý khi gặp các tình huống khẩn cấp. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, chia sẻ về vấn đề phòng chống dịch bệnh.
Công tác bán trú tại trường được tổ chức khoa học, với sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn. Thực đơn hàng ngày được xây dựng cân đối, phong phú, chú trọng đến việc thay đổi khẩu phần ăn theo mùa, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà trường đã xây dựng và tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo, như chương trình STEM, giúp học sinh không chỉ học hỏi mà còn thể hiện cá tính, tài năng, và sự sáng tạo.
Các buổi học STEM thường xoay quanh việc chế tạo các mô hình, thí nghiệm khoa học, hoặc tham gia các dự án thực tế. Những dự án này không chỉ giúp các em nâng cao kỹ năng khoa học mà còn phát triển khả năng làm việc nhóm, tư duy phản biện.
Tại trường, học sinh luôn được khuyến khích phát huy sự sáng tạo trong mọi hoạt động học tập và sinh hoạt. Trong mỗi bài học, giáo viên luôn tạo cơ hội để học sinh bày tỏ ý kiến, đưa ra giải pháp theo cách riêng của mình, không bị gò bó vào khuôn mẫu cố định. Điều này giúp các em không chỉ hiểu sâu hơn kiến thức mà còn phát triển khả năng tư duy phản biện và sáng tạo.
Ngoài giờ học, các em còn được tham gia vào các dự án, cuộc thi sáng tạo như làm mô hình, vẽ tranh, hay viết kịch bản. Những hoạt động này không chỉ là sân chơi trí tuệ mà còn là nơi các em có thể thể hiện sự khác biệt và phong cách riêng của mình.
Còn nhớ trong chương trình "Vietnam's Got Talent 2015", một cậu bé 9 tuổi đến từ Bắc Ninh vừa xuất hiện đã lập tức "gây bão" truyền thông vì khả năng diễn tuồng, hát chèo, quan họ...
Những tiết mục "Xúy Vân giả dại", "Thị Mầu lên chùa", "Ông già cõng vợ đi xem hội" của em nhận được lời khen không ngớt từ giám khảo và khán giả. Từ đó, nhiều người đặt biệt danh cho cậu bé là "thần đồng", "cậu bé Thị Mầu"... Đó chính là Nguyễn Đức Vĩnh (SN 2006).
Đức Vĩnh "gây bão" khi xuất hiện trong chương trình "Vietnam's Got Talent 2015" (Ảnh: Chụp màn hình).
Thế nhưng, sau một thời gian, cái tên Đức Vĩnh không còn xuất hiện nhiều trên truyền thông. Thông tin về "cậu bé Thị Mầu" cũng trở nên thưa thớt dần.
Phóng viên Dân trí đã tìm gặp lại Đức Vĩnh sau 7 năm từ khi đăng quang Vietnam's Got Talent và không khỏi bất ngờ về những thay đổi cả về ngoại hình, giọng hát lẫn tính cách của em.
Ở tuổi 16, Đức Vĩnh chững chạc hơn, không còn là cậu bé nhút nhát ngày nào. Em chia sẻ về những tiếc nuối, điều chưa thực hiện được trong con đường nghệ thuật và hé lộ những định hướng khác cho tương lai.