Giao Lưu Và Tiếp Biến Văn Hóa Phương Tây

Giao Lưu Và Tiếp Biến Văn Hóa Phương Tây

2. Giao lƣu và tiếp biến trong văn hóa Việt Nam

Vì sao nên du học trung học Mỹ tại Green Visa?

Chương trình học bổng học bổng giao lưu văn hóa Mỹ và du học trung học phổ  Mỹ do chị Lê Nguyễn Việt Minh Bảo Xuyên phụ trách. Chị Xuyên đã công tác trong lĩnh vực du học hơn 15 năm, từng phụ trách chương trình du học Mỹ ở nhiều đơn vị khác nhau.

Với kiến thức rộng, chuyên môn sâu đặc biệt về du học trung học Mỹ, chị Xuyên đã hỗ trợ cho hàng trăm du học sinh Mỹ đậu visa và chọn được ngôi trường yêu thích. Nhiều người trong số đó đã thành danh trên con đường học tập và cuộc sống.

Để được tư vấn du học Mỹ, Quý Phụ huynh và học sinh có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại:

Qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nhạc cụ tre nứa vẫn ngân vang, nói lên những ước mơ, khát vọng của dân tộc Việt Nam. Tiếng sáo, tiếng đàn bầu, tiếng đàn t’rưng... là cầu nối giữa con người với thiên nhiên, giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một cầu nối văn hóa đặc biệt giữa đất nước Việt Nam với bạn bè năm châu. Nhạc cụ tre nứa là loại hình âm nhạc vô cùng độc đáo trong kho tàng nhạc cụ dân tộc Việt, góp phần làm tăng thêm những giá trị tiềm ẩn của nền âm nhạc nước nhà, cũng là sản phẩm đặc thù thể hiện văn hóa của đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện với nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, tôi thấy anh có nhiều trăn trở về nhạc cụ truyền thống của nước nhà, đó là việc ngày càng có ít nghệ nhân biết làm ra nhạc cụ từ tre nứa, rồi việc quảng bá âm nhạc dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn... Những thách thức trên đã thôi thúc nhạc trưởng Đồng Quang Vinh thực hiện sứ mệnh quảng bá âm nhạc dân tộc Việt Nam nói chung và âm nhạc tre nứa nói riêng.

Thời điểm này, nếu không vì dịch Covid-19, hẳn Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã kín lịch diễn. Nhớ về những buổi biểu diễn của nhà hát chật kín khán giả, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh trải lòng: “Sự dõi theo, cổ vũ, động viên của khán giả là lẽ sống của người nghệ sĩ. Năm xưa, khi tôi mới 12 tuổi, nhờ những buổi biểu diễn cùng ban nhạc Tre Việt (ban nhạc của gia đình Đồng Quang Vinh-PV) tại Nhật Bản đã hun đúc cho tôi thêm tình yêu với nhạc cụ truyền thống dân tộc”.

Chính lần biểu diễn vào năm 1996 ở đất nước mặt trời mọc, sau này đã vạch ra cho Đồng Quang Vinh và những cộng sự một lối đi đầy thử thách: Kiên quyết phát huy, thúc đẩy âm nhạc dân tộc dựa trên các nhạc cụ bằng tre nứa. Câu chuyện ở đây không chỉ dừng ở mức độ bảo tồn, vì bảo tồn thường là “tĩnh”, mà với âm nhạc phải là “động”. Tại sao có những buổi biểu diễn, vở diễn vắng bóng khán giả? Trăn trở với câu hỏi trên, lãnh đạo Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cùng đội ngũ lãnh đạo phòng, ban, các nghệ sĩ, trong đó có Giám đốc âm nhạc Đồng Quang Vinh đã mày mò sáng tạo, góp công góp sức làm ra những vở diễn mang hơi thở cuộc sống, đưa khán giả đến với những giá trị nghệ thuật đích thực.

Ngồi trò chuyện với tôi, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh hồi tưởng về những chuyến đi biểu diễn ở Nhật Bản, Singapore, châu Âu... nơi có đông kiều bào ta sinh sống. Những đêm nhạc là những buổi nước mắt tuôn rơi. Nhiều người kìm khóc khi thưởng thức những tác phẩm: “Cánh chim Pong kle”, “Cảm xúc Tây Nguyên”, “Mẹ yêu con”, “Mùa hái quả”, “Gà gáy sáng”, “Tây Nguyên vẫy gọi”, “Lý hoài nam”... gợi nhớ về cuộc sống thanh bình nơi làng quê, nhớ quá lũy tre làng, thương quá những bữa cơm mẹ nấu với canh rau muống, cà dầm tương.

Âm nhạc giúp các dân tộc xích lại gần nhau

Không chỉ kiều bào ta mà khán giả rất nhiều quốc gia cũng vô cùng ngưỡng mộ tiếng sáo trúc của nghệ sĩ Đồng Quang Vinh qua những bản nhạc: “Hoa anh đào”, “Ánh trăng trên ngôi thành cổ”, “Ru con”... Họ nể phục tài năng của người nghệ sĩ cùng cây sáo trúc nhỏ bé đã truyền tải được biết bao cảm xúc, thông điệp về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, muốn làm bạn với các quốc gia trên thế giới.

Sinh ra trong một gia đình “âm nhạc tre nứa”, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh khát khao quảng bá âm nhạc dân tộc Việt Nam nói chung và âm nhạc tre nứa nói riêng đến với bạn bè thế giới. Mê nhạc cụ dân tộc từ nhỏ, lại có những thành tích xuất sắc trong học tập, năm 2004, Đồng Quang Vinh được cử đi học chỉ huy dàn nhạc dân tộc tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc). Tốt nghiệp đại học năm 2010, anh được nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc để theo học thạc sĩ chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc giao hưởng. Trở về nước, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh đau đáu nỗi niềm: “Khán giả trong nước chưa quan tâm đến nhạc giao hưởng thính phòng. Sứ mạng của người nghệ sĩ là phải quảng bá nó. Do đó, tôi cùng các cộng sự tìm mọi cơ hội để có thể truyền tải cho mọi người hiểu thêm về dòng âm nhạc bác học này”.

Từ đây, dàn nhạc tre nứa Sức Sống Mới ra đời (kế thừa ban nhạc Tre Việt), quy tụ những bạn trẻ đang học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Dàn nhạc dưới sự chỉ huy của Đồng Quang Vinh chuyên chơi những nhạc cụ dân tộc như: Sáo trúc, đàn bầu, đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, đàn t’rưng, ching’ram, k’lông pút, k'ni, bộ gõ dân tộc... Đặc biệt, bố của nghệ sĩ Đồng Quang Vinh (NSƯT Đồng Văn Minh-PV) chính là người chế tạo nhạc cụ cho dàn nhạc. Với dàn nhạc do mình lập nên, Đồng Quang Vinh thỏa sức kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa Đông-Tây, giữa hòa thanh phương Tây với những nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Biểu diễn nhạc giao hưởng bằng nhạc cụ tre nứa, Đồng Quang Vinh phải tự viết nhạc, phối khí, rồi cùng các anh em trong dàn nhạc Sức Sống Mới luyện tập ngày đêm để những buổi biểu diễn của dàn nhạc ở Trung tâm Văn hóa Pháp, Viện Goethe (Đức)... luôn gây được tiếng vang.

Những lời động viên của người hâm mộ, bạn bè quốc tế, lãnh đạo Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam càng khiến Đồng Quang Vinh trăn trở. Vì nói về sự phát triển của nhạc dân tộc, điều quan trọng nhất là phải có tác phẩm mới. Việt Nam đang gặp khó khăn trong lĩnh vực này. Cơ bản chúng ta đang bảo tồn những gì ông cha để lại. Cái khó là hầu như chúng ta có rất ít tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc. Các ban nhạc, dàn nhạc, nhà hát chủ yếu biểu diễn các tác phẩm cũ, trong khi Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đầu tư rất tốt cho âm nhạc truyền thống. Chính vì lẽ đó, nghệ sĩ Đồng Quang Vinh còn bỏ công sức và thời gian vừa là giám đốc, vừa là chỉ huy chính của dàn hợp xướng Hanoi Voices để có thêm "đất diễn".

Dàn hợp xướng này thường xuyên quy tụ gần 40 thành viên là người nước ngoài, sinh sống và làm việc tại Thủ đô. Mọi người đến với nhau vì tình yêu âm nhạc hiện đại và truyền thống. Đúng là âm nhạc đã giúp bạn bè năm châu xích lại gần nhau hơn. Nói như ông Wilfried Eckstein, Giám đốc Viện Goethe tại Hà Nội thì: “Xu thế hiện nay là các nước tăng cường giao lưu văn hóa. Những buổi biểu diễn của dàn nhạc Sức Sống Mới, dàn hợp xướng Hanoi Voices là cầu nối tuyệt vời giữa đất nước chúng tôi với đất nước Việt Nam, tạo nên các cuộc đối thoại, giao lưu văn hóa vô cùng hiệu quả. Điều quan trọng với Viện Goethe không chỉ là biểu diễn âm nhạc phương Tây mà còn là tương tác với âm nhạc truyền thống Việt Nam, vì một thế giới hòa bình, văn minh”.

Tầm nhìn xa trông rộng, sáng tạo và bản lĩnh của Nguyễn Tất Thành

Từ đó trở đi, quyết tâm lớn nhất của Người là phải bằng mọi cách để thực hiện được mục đích đó của mình. Người làm việc như một người lao động thực sự; viết đơn xin học Trường Thuộc địa với ý định đã có từ lúc trạc 13 tuổi là “muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”(1). Ý định này bộc lộ một tầm nhìn xa trông rộng, sáng tạo và bản lĩnh của Người trong việc khám phá, khai thác văn minh nhân loại, khoa học công nghệ của thế giới tư bản, của những nước có kẻ đi xâm lược đồng bào mình để phục vụ cho đồng bào mình.

Một thanh niên yêu nước tham gia cuộc đấu tranh quyết liệt chống thực dân phương Tây xâm lược, ngay từ đầu lại hướng tới phương Tây để làm quen với văn minh, văn hóa phương Tây quả là một điều kỳ lạ, riêng có. Sau này, như Người đã chỉ rõ: “Khổng Tử, Giêxu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn "mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội". Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết” (2). Nguyễn Tất Thành “Tây du” với đầu óc rộng mở, tấm lòng rộng mở và với tinh thần khoan dung văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Gần một phần ba thế kỷ bôn ba nước ngoài, chủ yếu là ở Pháp, Nga và một số nước châu Âu, Người đã tiếp thu nền văn hóa châu Âu thế kỷ XVIII-XIX, trong đó có nhiều tư tưởng tiến bộ. Đáng kể trước nhất phải kể đến thời kỳ Người sống và hoạt động ở Pháp (1917-1923), thời kỳ đã để lại những dấu ấn sâu đậm và rất quan trọng đối với cuộc đời cách mạng của Người và đối với cách mạng Việt Nam.

6 năm Nguyễn Ái Quốc tự học, tự nghiên cứu một cách cần mẫn tại các thư viện ở Pháp

Paris, thủ đô của nước Pháp cũng đồng thời là trung tâm văn hóa - nghệ thuật của châu Âu. Các trào lưu triết học và các trường phái nghệ thuật nổi tiếng thế giới phần lớn đều được hình thành và ra mắt tại đây. Sống ở giữa nơi hợp lưu của các dòng văn hóa thế giới, Nguyễn Ái Quốc có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp. Người thường chỉ làm việc vào buổi sáng để kiếm tiền sinh sống, còn buổi chiều Người dành để đi đến thư viện hoặc đến dự những buổi nói chuyện chính trị, buổi tối thì đi mít-tinh. Có thể nói 6 năm ở Pháp là 6 năm Nguyễn Ái Quốc tự học, tự nghiên cứu một cách cần mẫn tại các thư viện. Người ham đọc Voltare, Rousseau và cũng đọc nhiều tác phẩm tác phẩm văn học của Shakespeare, Dickens, Huygo, Zola, Anatole France... Người còn gia nhập các hội như Hội “Nghệ thuật và khoa học” và Hội “Những người bạn của nghệ thuật”. Những hội này mỗi tuần tổ chức các cuộc đi thăm viện bảo tàng, nhà máy, phòng thí nghiệm, xưởng nghệ thuật, nhà hát,... và sẽ có những nhà chuyên môn giải thích các vấn đề, lĩnh vực này. Do đó, Người có thêm những khả năng nhất định trong việc viết văn, làm thơ, tiểu thuyết, viết kịch, diễn kịch, chụp ảnh và vẽ tranh... Người vào cả Hội “Du lịch” và nhờ vậy mà đi thăm được nhiều nơi ở Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Đức và cả Toà thánh Va-ti-căng. Đến nước nào, Người cũng để ý tìm hiểu xem ở những nước ấy người ta sống thế nào, tổ chức hành chính và quản lý xã hội ra sao?

Nguyễn Ái Quốc còn thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt ở Câu lạc bộ Faubourg (Câu lạc bộ ngoại ô). Dự những buổi sinh hoạt này, có nhiều người thuộc đủ các thành phần, xu hướng chính trị như: Bác học, cựu bộ trưởng, nghị viên, nhà thơ, thợ thuyền, người đi buôn, người già và người trẻ. Chính ở đây Nguyễn Ái Quốc đã làm quen với những nhân vật nổi danh như chính trị gia Léon Blum (sau này là Thủ tướng Pháp), nhà văn Vaillant Couturier, giáo sư Marcel Cachin, nghị viên Mac Saugnier, nữ văn hào Colette... Ở đây có một không khí thân mật và dân chủ, giống như ở các câu lạc bộ Jacobin thời Đại cách mạng Pháp. Người ta thảo luận về mọi vấn đề, từ thiên văn, địa lý, chính trị, văn học cho đến cách trồng cải xoong và nuôi ốc sên, cả những vấn đề thôi miên, bản năng, siêu hình, phụ đồng, mộng mị, về sự chết, thuyết luân hồi... Hầu hết trong những buổi mít tinh này, Nguyễn Ái Quốc đều phát biểu ý kiến và khi phát biểu Người thường khéo lái những vấn đề đang thảo luận sang vấn đề thuộc địa, đặc biệt là vấn đề Việt Nam. Nhận xét về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong Câu lạc bộ, ông Léo Poldès - Chủ nhiệm Câu lạc bộ, đã viết: "Chỉ là người thợ ảnh giản dị ở ngõ hẻm Côngpoanh, ông đã từng tham dự với chúng tôi trong những cuộc thảo luận náo nhiệt. Ngay những người cừu địch với ông không ai không thán phục trí thông minh, tài năng và lòng thành thực của ông" (3).

Đặc biệt, hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã học được nhiều ở những đảng viên xã hội và cộng sản Pháp. Người kết giao với  Jacques Duclos (lãnh đạo Đảng Cộng sản và là nghị sĩ có uy tín của Quốc hội Pháp), Jean Longuet (nhà báo, nghị sĩ Quốc hội Pháp, cháu ngoại của K.Marx)... Họ đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin. Cùng với Longuet, Monmousseau (nhà báo, nhà hoạt động công đoàn nổi tiếng) đã giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc học tiếng Pháp và viết báo; sau này có cả nhà văn nổi tiếng thế giới Henri Barbusse không ngừng động viên, giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc dũng cảm bước tiếp trên con đường của nhà báo cách mạng.

Cứ như vậy, Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nó. Đặc biệt, Người đánh giá cao những thành tựu to lớn mà cách mạng tư sản đem lại cho nhân loại trên con đường của tự do dân chủ và văn hóa. Người quan tâm tìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ. Người đã có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng năm 1776. Người đánh giá đây là cuộc cách mạng không triệt để và khẳng định không đi theo hình mẫu của cách mạng đó. Nghiên cứu cách mạng tư sản Pháp năm 1789, Người rút ra 5 bài học mà cách mạng Pháp dạy cho chúng ta: Dân chúng công nông là gốc cách mệnh; Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công; Đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều; Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại; Cách mệnh Pháp hy sinh rất nhiều người mà không sợ; ta muốn làm cách mệnh thì cũng không nên sợ phải hy sinh. Người đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ, Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại ngày nay.

Lê nin đã từng nói: “Chỉ những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới. Nhờ cách tiếp thu sáng tạo những di sản này để mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc và loài người và với nhiều cống hiến khác trong giáo dục nghệ thuật, giao lưu quốc tế và giữ gìn bản sắc dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được UNESCO tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.

VŨ KIM YẾN (Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch)

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, H.2011, t.1, tr.461

(2) Hồ Chí Minh Truyện (Bản dịch Trung văn của Trương Niêm Thức. Bát Nguyệt xuất bản xã Thượng Hải xuất bản, 1949). Dẫn theo Phan Văn Các. Nho giáo xưa và nay. Nxb Khoa học xã hội, H.1991

(3) Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử (xuất bản lần thứ ba, có chỉnh sửa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, tập 1, H.2016, tr.118

Có thể nói, chính việc mở cửa hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện để giới trẻ giao lưu, tiếp cận các luồng văn hóa mới, giúp họ tự tin, năng động hơn trong giao tiếp, từ đó chắt lọc những tinh hoa từ các luồng văn hóa để tự làm mới, hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực thì vẫn còn không ít chuyện buồn, băn khoăn khi một bộ phận giới trẻ tiếp nhận văn hóa phương Tây kiểu “khác người”…

Tuần cuối của tháng 10, khắp các tụ điểm vui chơi, giải trí, quán xá, cửa hàng… trên địa bàn TP. Bạc Liêu đều tràn ngập màu sắc của lễ hội Halloween (lễ hội hóa trang). Tại các cửa hàng kinh doanh trang phục, phụ kiện hưởng ứng lễ hội này, khách hàng đều là giới trẻ. Khuynh hướng lựa chọn trang phục, phụ kiện của họ cũng được chia làm hai nhóm: tạo hình ngộ nghĩnh, đáng yêu và khuynh hướng ghê rợn.

Chị Khánh Ngân (Phường 2, TP. Bạc Liêu) kể lại: “Tối 31/10, tôi đi làm về muộn hơn mọi ngày, đến cổng thì thấy trong nhà tối om, cứ ngỡ con trai đang học lớp 11 của mình đi học nhóm cùng đám bạn. Vừa mở cửa nhà, thì một gương mặt xanh lè phát sáng (dạ quang) máu me xuất hiện, tôi hoảng hốt la thất thanh, sợ muốn ngất xỉu. Vừa lúc ấy, con trai tôi mới gỡ mặt nạ, bật đèn lên rồi cười khanh khách: “Hôm nay là Halloween mà mẹ! Mẹ “ba ruộng” quá!”. Chẳng biết vui ở đâu, chứ sau cú dọa ma ấy tôi đã giáo huấn cho con trai một trận ra trò…”.

Rời khỏi trung tâm Anh ngữ, bé Bảo Nghi hào hứng kể với mẹ về chuỗi hoạt động mà bé được tham gia hưởng ứng lễ hội Halloween. Trong đó, 2 hoạt động mà bé thích nhất chính là trang trí túi và hóa trang chủ đề Halloween. “Tôi thấy hoạt động này rất hay vì giúp các bé hiểu thêm về những lễ hội mới, bé biết được những biểu tượng của lễ hội và thỏa sức sáng tạo theo cách riêng của mình. Bé nhà tôi thường ngày rất trầm tính, ít nói vậy mà trong những ngày này con năng động, tự tin hẳn ra. Cái hay của trung tâm chính là việc hưởng ứng lễ hội có giới hạn, biết lựa chọn những hình ảnh, cách hóa trang phù hợp với trẻ, không gây ám ảnh bởi những kiểu hóa trang rùng rợn như một số nơi”, chị Hồng Ân - mẹ bé Bảo Nghi (Phường 7, TP. Bạc Liêu), chia sẻ.

Từ thảm họa đặc biệt xảy ra tại khu Itaewon (thủ đô Seoul, Hàn Quốc) làm ít nhất 154 người tử nạn, hơn 130 người bị thương do chen lấn trong lễ hội Halloween đã gây sốc cho nhiều người, trong đó có giới trẻ Bạc Liêu nên các hoạt động hưởng ứng năm nay có phần trầm lắng. Các bạn trẻ cũng không còn tụ tập đông đúc, hay tạo thành những nhóm nhỏ hóa trang ghê rợn diễu hành trên một vài con đường như mọi năm.

Đông đảo bạn trẻ tham gia lễ hội hóa trang “Đêm kinh dị” tại Bar Kitty trên đường Trần Phú (TP. Bạc Liêu). Ảnh: Đ.K.C

Theo thống kê sơ bộ của Bộ VH-TT&DL, hiện nay trên cả nước có khoảng 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài, nhất là các nước phương Tây. Các lễ hội này được du nhập một cách tự nhiên khi thế giới không còn bức tường ngăn cách, tạo nên sự phong phú cho đời sống văn hóa người Việt. Riêng Bạc Liêu, có 3 lễ hội được giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng, xem như là một phần đời sống tinh thần vào dịp cuối năm, đó là Halloween, Noel (lễ Giáng sinh), Valentine (lễ Tình nhân). Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu giới trẻ hưởng ứng chúng theo đúng ý nghĩa nhân văn vốn có, đằng này họ lại “biến tướng”, hòa mình vào các lễ hội theo phong cách “khác người”, chủ yếu để chạy theo xu hướng thời thượng, khoe mẽ độ “chất chơi”, sành điệu của bản thân.

Theo đó, thay vì chọn cách hóa trang gần gũi trong lễ hội Halloween như: đầu bí ngô, phù thủy, ma áo trắng… thì nay giới trẻ hóa trang theo hướng ngày càng khiếp đảm, gớm ghiếc dựa trên sự kế thừa những hình ảnh trong các bộ phim kinh dị, tạo ra những hình ảnh phản cảm, gây bức xúc. Hay các dịp lễ Noel, Valentine thay vì tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp bên một nửa yêu thương thì nhiều bạn trẻ lại “ra vẻ” thông qua việc tỏ tình đầy ồn ào trước đám đông bằng những bó hoa, hộp sô-cô-la “siêu to khổng lồ” gây nhiều tốn kém, lãng phí…

Thực tế cho thấy, trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc là một xu thế tất yếu. Đó vừa cơ hội để làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong nước, vừa là điều kiện để chúng ta, nhất là giới trẻ tiếp thu những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài. Tuy vậy, việc giao lưu văn hóa không có nghĩa là du nhập văn hóa ngoại lai một cách tùy tiện, thiếu chọn lọc. Bởi lẽ, nếu chúng ta không có bản lĩnh vững vàng, không có hướng phát triển văn hóa đúng đắn thì nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc sẽ luôn hiện hữu.

Mất văn hóa là mất tất cả. Thực tế đã chứng minh không ít dân tộc trên thế giới đã trả giá đắt khi đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình. Bởi vậy bên cạnh sự quản lý, kiểm soát, chấn chỉnh, định hướng các hoạt động văn hóa, lễ hội của cơ quan chức năng thì cần lắm ý thức tự giác, tinh thần tự tôn dân tộc trong mỗi bạn trẻ khi tiếp nhận văn hóa nước ngoài, trong đó có văn hóa phương Tây.