là sản phẩm gạo được trồng và sản xuất tại Việt Nam. Gạo ST25 đã được công nhận và đánh giá cao trong các cuộc thi gạo quốc tế và thành công chinh phục khách hàng bằng chất lượng cùng các tiêu chí sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Vì sao nên chọn mua gạo ST25 của Vinaseed?
Với quy trình sản xuất, chế biến hoàn toàn khép kín, gạo ST25 của Vinaseed luôn đảm bảo "4 KHÔNG": không tồn dư thuốc BVTV, không hương thơm nhân tạo, không chất tạo màu và không chất bảo quản.
Vinaseed cam kết cung cấp đến quý khách hàng sản phẩm gạo ST25 chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Mua gạo ST25 của Vinaseed ở đâu?
Bạn có thể mua sản phẩm gạo của Vinaseed trực tiếp tại website hay:
Shopee: https://shopee.vn/vinaseed_official_shop
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vinaseed.online
Sông Nile (châu Phi) luôn được khẳng định là con sông dài nhất thế giới với 6.695 km (có tài liệu ghi là 6.650 hay 6.853 km). Đến năm 2007, một nhóm nhà khoa học Brazil và Peru công bố sông Amazon (Nam Mỹ) dài hơn sông Nile tầm hơn 100 km, theo National Geographic. Điều này khiến nhiều người phân vân không biết dòng sông nào dài nhất.
Tuy nhiên, kỷ lục Guinness vẫn xác nhận sông Nile dài nhất thế giới. Nhiều tài liệu khác cũng khẳng định điều này. Theo Livescience, sông Nile gồm hai nhánh là Nile Trắng và Nile Xanh, chảy qua 11 nước châu Phi gồm: Tanzania, Burundi, Rwanda, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Kenya, Uganda, Nam Sudan, Ethiopia, Sudan, Ai Cập và Eritrea. Với Ai Cập hay Sudan, đây là dòng sông huyết mạch. Thậm chí, Ai Cập còn được gọi là “Món quà của sông Nile” vì vai trò to lớn của dòng sông trong đời sống sinh hoạt và văn hóa Ai Cập.
Gạo ST25 – thương hiệu Gạo Ông Cua của Việt Nam đã vượt qua gạo Campuchia và Ấn Độ để đoạt giải nhất Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2023
Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới trong khuôn khổ Hội nghị thương mại lúa gạo toàn cầu do The Rice Trader tổ chức tại Philippines vừa công bố kết quả trưa 30-11.
Cuộc thi năm nay có sự tham gia của hơn 10 quốc gia với 30 mẫu gạo được gửi dự thi. Theo đó, mẫu gạo Việt Nam (Gạo Ông Cua ST25) đã đoạt giải nhất, giải nhì thuộc về gạo Campuchia và giải 3 thuộc về gạo Ấn Độ.
ST25 là giống lúa thuộc dòng lúa thơm đặc sản Sóc Trăng ST do nhóm kỹ sư Hồ Quang Cua, Tiến sỹ Trần Tấn Phương và Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương nghiên cứu lai tạo. Giống lúa thơm này được khởi nguồn nghiên cứu từ cách đây 10 năm. Năm 2014, được đưa vào khảo nghiệm và đến năm 2016 bắt đầu trồng thử. Đây là giống lúa ngắn ngày, có tính kháng bệnh hơn hẳn một số giống lúa cổ truyền, cho sản lượng đạt tới 7 tấn/ha.
Ngoài là giống lúa đặc sản, ST25 còn được coi là giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long. Sinh trưởng tốt tại vùng đất mặn, phèn. Đặc biệt ST25 rất thích hợp cho vùng xen canh lúa-tôm.
Gạo ST25 có đặc tính phẩm chất gạo rất trắng, cơm trắng và rất tự nhiên, được người tiêu dùng ưa chuộng. So với các giống lúa thơm nổi tiếng của Thái Lan hay Campuchia, ST25 còn có ưu thế về mùa vụ khi có thể canh tác 2-3 vụ/năm với năng suất và chất lượng ổn định. Đồng thời, vì đặc tính thân cứng cáp, chống bệnh dịch tốt nên cũng rất phù hợp để trồng tại các vùng luân canh lúa tôm – mô hình trồng 1 vụ lúa, 1 mùa tôm/năm theo phương pháp hữu cơ hoặc cận hữu cơ.
Những thành tựu gạo ST25 đã đạt được
Năm 2019, gạo ST25 được trao giải gạo ngon nhất thế giới sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi World’s Best Rice, do The Rice Trader tổ chức. Đây cũng là lần đầu tiên một loại gạo của Việt Nam được nhận giải cao nhất của cuộc thi này sau 11 lần tổ chức.
Đến năm 2020, Việt Nam tiếp tục đưa gạo ST25 đi thi World’s Best Rice tại Mỹ, chỉ có ST25 đoạt giải nhì. Giải nhất thuộc về gạo Hom Mali của Thái Lan.
Tại Cuộc thi Gạo ngon thế giới năm 2022, ông Hồ Quang Cua “cha đẻ” gạo ST25 được Ban tổ chức vinh danh nhận giải Thành tựu cống hiến trọn đời của ban tổ chức vì những đóng góp to lớn cho ngành lúa gạo Việt Nam và lúa gạo thế giới.
Giải Thành tựu cống hiến trọn đời cộng đồng gạo thế giới TRT (TRT World Rice Community – Lifetime Achievement Award) được chọn trao cho người có tầm ảnh hưởng lớn đối với ngành gạo quốc gia, khu vực hoặc thế giới, đối tượng được chọn vinh danh thuộc ba lĩnh vực chính gồm: Nghiên cứu, sản xuất hoặc về thương mại gạo.