Bản quyền của DU LỊCH XANH ® 2010 - 2024 Bản lưu mọi quyền.
Đối tượng được cấp Visa thăm thân
Đối tượng được cấp visa thăm thân là những người muốn nhập cảnh vào Việt Nam để thăm người thân, bạn bè hoặc thành viên trong gia đình đang sinh sống tại đây. Thị thực này thường được cấp cho những công dân nước ngoài có quan hệ gia đình hoặc thân thiết với người cư trú tại Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăm viếng trong thời gian ngắn.
Theo quy định tại Luật Xuất nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (số 51/2019/QH14), thị thực thăm thân Việt Nam được cấp cho các đối tượng sau:
Như vậy theo như quy định thị thực thăm thân Việt Nam được cấp cho người nước ngoài là thân nhân của công dân Việt Nam (cha, mẹ, vợ, chồng, con) hoặc thân nhân của những người có visa thuộc các loại LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1 và LĐ2.
Một số lời khuyên mà bạn cần lưu ý khi xin visa thăm thân
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi xin visa thăm thân:
Khi xin visa thăm thân, việc chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ và nắm rõ yêu cầu là rất quan trọng. Hãy liên hệ với cơ quan chức năng nếu cần thêm thông tin, để quá trình xin visa diễn ra thuận lợi nhất.
Để nắm rõ quy trình và yêu cầu về việc xin visa thăm thân một cách thuận lợi, việc hiểu rõ các thông tin liên quan là rất quan trọng. Nếu bạn còn thắc mắc về câu hỏi “visa thăm thân là gì?” hay cần thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề liên quan đến thủ tục xin visa.
Visa thăm thân Việt Nam có thời hạn bao lâu?
Visa thăm thân loại TT được cấp cho người nước ngoài với thời gian tối đa lên đến 1 năm. Đối với visa TT, người nước ngoài có thể xin visa nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần, tùy thuộc vào mục đích nhập cảnh của họ.
Ngoài ra, người nước ngoài sở hữu visa Việt Nam loại TT có thể được xem xét cấp thẻ tạm trú thăm thân, với thời gian lưu trú lên đến 3 năm.
Lưu ý: Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, Cục Xuất nhập cảnh có thể cấp visa với thời gian ngắn hơn so với quy định trong điều luật hoặc yêu cầu của người xin visa. Nếu người nước ngoài muốn lưu trú tại Việt Nam lâu hơn 1 năm, nên làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú thăm thân.
Xem thêm: Thủ tục xin visa kết hôn cho người nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ gia hạn visa thăm thân bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ gia hạn visa thăm thân bao gồm những giấy tờ cần thiết để tiếp tục thời gian lưu trú tại Việt Nam. Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ giúp quá trình gia hạn visa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Dưới đây là các thông tin cần thiết trong hồ sơ gia hạn visa thăm thân mà bạn nên lưu ý:
Xem thêm: Thị thực du học là gì?
Quy trình thủ tục xin visa Đức thăm thân, du lịch
Bước đầu tiên là xác định loại thị thực bạn cần và kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện để đăng ký loại thị thực đó hay không.
Bạn cũng cần biết các tài liệu mà bạn sẽ phải gửi cùng với đơn đăng ký của mình, thời gian đăng ký và các khoản phí bạn sẽ phải trả.
Điền vào mẫu đơn xin thị thực Schengen và điền vào mẫu đơn xin thị thực quốc gia.
Bạn cũng có thể tải mẫu đơn xin cấp thị thực xuống, điền đầy đủ thông tin, in ra và mang theo đến Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực để nộp.
Khi bạn đã nộp đơn xin thị thực, bạn cần đặt lịch hẹn để lấy dấu vân tay và chụp ảnh tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực. Điều này được gọi là ‘thông tin sinh trắc học’.
Khi bạn đã đặt lịch hẹn, bạn sẽ nhận được email xác nhận cuộc hẹn cùng với thư hẹn.
Nếu bạn là thành viên của một gia đình hoặc nhóm, bạn sẽ phải đặt lịch hẹn riêng cho từng thành viên trong gia đình hoặc nhóm.
Bạn sẽ phải mang đầy đủ hồ sơ giấy tờ xin thị thực hoàn chỉnh của mình và nộp trực tiếp tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực gần nhất với bạn.
Tại đây bạn sẽ lấy dữ liệu sinh trắc học. Máy quét dấu vân tay kỹ thuật số sẽ thu thập hình ảnh của cả 10 ngón tay, đồng thời một bức ảnh kỹ thuật số sẽ được chụp. Đây là một quá trình nhanh chóng, kín đáo và không xâm phạm.
Khi bạn đã nộp đơn, bạn sẽ cần phải trả lệ phí xin thị thực. Bạn có thể thanh toán tại thời điểm hẹn bằng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng bằng đồng Việt Nam.
Bạn sẽ nhận được email khi quyết định xin visa của bạn được gửi lại cho Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực. Nếu bạn không thể truy cập email một cách dễ dàng hoặc muốn biết thông tin theo dõi chi tiết hơn, bạn cũng có thể nhận các bản cập nhật bằng SMS được gửi trực tiếp đến điện thoại của mình. Kiểm tra xem dịch vụ này có sẵn tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực mà bạn đang đến hay không.
Sau khi quyết định về đơn xin thị thực đã được đưa ra, bạn có thể nhận các tài liệu của mình từ Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực hoặc nhận lại các tài liệu của bạn bằng chuyển phát nhanh với một khoản phí bổ sung.
Visa dài hạn (hay còn gọi là visa quốc gia, visa loại D)
Trong trường hợp bạn dự định ở lại Đức hơn 90 ngày cho các mục đích làm việc, học tập hoặc chuyển đến Đức vĩnh viễn bạn sẽ xin visa dài hạn hay còn gọi là visa quốc gia.
Với visa dài hạn bạn có thể nhập cảnh nhiều lần vào Đức, thời gian lưu trú và thời hạn sẽ trên 90 ngày hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào mục đích nhập cảnh và hồ sơ của bạn.
♦ Visa cho mục đích công nhận trình độ nghề nghiệp đào tạo tại nước ngoài
♦ Visa lao động dành cho người có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo đại học
Công dân của một số quốc gia yêu cầu cần có thị thực quá cảnh sân bay khi bay qua Đức đến điểm đến cuối cùng của họ.
Điền đầy đủ và được ký tên bởi người nộp đơn.
(Để điền đơn, quý vị vui lòng chọn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của người nộp đơn – nếu có thể. Như vậy, tất cả các thông tin giải thích trong đơn sẽ được hiển thị bằng ngôn ngữ này.)
2.2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học
Chụp gần đây, ảnh phải giống nhau (cỡ 45mm x 35mm).
Đề nghị chỉ dán một ảnh vào đơn xin cấp thị thực (một ảnh còn lại không được dán, vì cần dùng để scan).
2.3. Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại chính thức
Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại của quý vị phải còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày quý vị rời khỏi khu vực Schengen. Hộ chiếu hay giấy tờ đi lại phải còn ít nhất 2 trang trống dành cho thị thực và không được cấp trước đó quá 10 năm.
Nếu người nộp đơn là trẻ dưới tuổi thành niên thì phải nộp thêm bản tuyên bố đồng ý của cha mẹ + Giấy khai sinh của trẻ em.
Lưu ý: Không dùng bao bọc/vỏ bao hộ chiếu
2.4. Trường hợp người nộp đơn không phải là công dân Việt Nam
Giấy phép cư trú Việt Nam cho người nước ngoài.
2.5. Bằng chứng về việc làm (nếu có):
♦ Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời gian làm việc
♦ Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm)
♦ Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cho nghỉ phép (nghỉ có lương hay không lương)
Nếu người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc là người tự hành nghề:
♦ Chứng nhận đăng ký kinh doanh,
♦ Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất.
Nếu người nộp đơn đã nghỉ hưu: Chứng nhận trả lương hưu ba tháng gần nhất.
Nếu người nộp là học sinh/sinh viên: Xác nhận của nhà trường về việc người nộp đơn đang theo học tại đó và thẻ học sinh, sinh viên.
2.6. Chứng minh tài chính cho toàn bộ chuyến đi:
♦ Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm) và/hoặc
♦ Giấy cam kết bảo lãnh (= Verpflichtungserklärung). Giấy cam kết bảo lãnh này do Sở Ngoại kiều tại Đức (Ausländerbehörde) cấp và phải trình bản chính khi nộp hồ sơ xin cấp thị thực.
2.7. Giấy tờ về gia đình của người nộp đơn:
♦ Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của vợ/chồng + Giấy phép cư trú của vợ/chồng, nếu họ hiện đang cư trú tại khu vực EU / Schengen
♦ Giấy khai sinh của tất cả các con của người nộp đơn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của tất cả các con + Giấy phép cư trú của các con, nếu các con hiện đang cư trú tại khu vực EU / Schengen
♦ Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Xác nhận thông tin về cư trú do Cơ quan Công an cấp
2.8. Lịch trình đi và đặt phòng khách sạn/ chỗ ở riêng
♦ Xác nhận đặt phòng/đăng ký giữ chỗ khách sạn hợp lệ hoặc bằng chứng về chỗ ở riêng với địa chỉ đầy đủ (tên khách sạn, đường, thành phố, mã bưu điện, thông tin liên hệ, mã số đặt phòng…),
2.9. Bằng chứng về những lần lưu trú tại khu vực Schengen trước đây (nếu có):
Bản gốc hộ chiếu hay giấy tờ đi lại đã hết hạn/cũ ngoài giấy tờ nêu ở mục số 3.
2.10. Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc: (Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR ~ 750.000.000 VND).
Bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ từ mục 1-4 giống hồ sơ visa du lịch và nộp thêm các giấy tờ sau đây:
3.5. Giấy tờ của người mời tại Đức:
♦ Thư mời viết gần đây, không cần theo mẫu, có chữ ký
♦ Người mời là công dân Đức hoặc EU: bản sao thẻ căn cước (Personalausweis), mặt trước và sau
♦ Người mời là người nước ngoài: bản sao giấy phép cư trú (Aufenthaltstitel), mặt trước và sau
3.6. Bằng chứng về việc làm (nếu có):
♦ Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời gian làm việc
♦ Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm)
♦ Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cho nghỉ phép (nghỉ có lương hay không lương)
Người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc là người tự hành nghề:
♦ Chứng nhận đăng ký kinh doanh
♦ Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất
Người nộp đơn đã nghỉ hưu: Xác nhận lương hưu ba tháng gần nhất, thẻ hưu trí
Người nộp đơn là học sinh/ sinh viên: Xác nhận của nhà trường về việc người nộp đơn đang theo học tại đó và thẻ học sinh, sinh viên
3.7. Chứng minh tài chính cho toàn bộ chuyến đi:
♦ Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm)
♦ HOẶC giấy cam kết bảo lãnh (= Verpflichtungserklärung). Giấy cam kết bảo lãnh này do Sở Ngoại kiều tại Đức (Ausländerbehörde) cấp và phải trình bản chính khi nộp hồ sơ xin cấp thị thực
3.8. Giấy tờ về gia đình của người nộp đơn:
♦ Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của vợ/chồng + Giấy phép cư trú của vợ/chồng, nếu họ hiện đang cư trú tại khu vực EU / Schengen
♦ Giấy khai sinh của tất cả các con của người nộp đơn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của tất cả các con + Giấy phép cư trú của các con, nếu các con hiện đang cư trú tại khu vực EU/ Schengen
3.9. Bằng chứng về mối quan hệ với người mời:
Trong trường hợp mối quan hệ của người nộp đơn với người mời không được chứng minh bằng các giấy tờ đã nộp theo mục số 12, đề nghị cung cấp giấy tờ bổ sung chứng minh mối quan hệ / liên hệ trước đó với người mời (ví dụ: ảnh, thư từ, văn bản giải trình, bản in các cuộc trò chuyện qua mạng xã hội, v.v.)
3.10. Bằng chứng về những thị thực Schengen trước đây (nếu có)
Bản gốc hộ chiếu hay giấy tờ đi lại đã hết hạn/cũ ngoài giấy tờ nêu ở mục số 3
3.11. Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc: (Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR ~ 750.000.000 VND).
♦ Đối với mỗi giấy tờ, quý vị phải cung cấp bản gốc + 1 bản sao không cần công chứng. Giấy tờ bằng tiếng Việt hoặc bất kỳ ngoại ngữ nào khác cần phải kèm theo bản dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh.
♦ Các giấy tờ trên đây là bắt buộc và phải được nộp tại Trung tâm nhận hồ sơ thị thực VFS Global vào ngày nộp hồ sơ. Bạn cần sắp xếp giấy tờ theo thứ tự trong danh sách trên.