Hoàn Thuế Ở Châu Âu

Hoàn Thuế Ở Châu Âu

Hàng năm, các du khách nước ngoài và du học sinh từ nhiều nơi trên thế giới đã để lại số tiền hoàn thuế không nhỏ tại Châu Âu. Lý do cho vấn đề này chủ yếu là do mọi người chưa hiểu rõ về quy định thuế tại các nước Châu Âu cũng như các thủ tục hoàn thuế tương đối lằng nhằng và tốn thời gian. Với số thuế giá trị gia tăng được hoàn tại các nước Châu Âu từ 15 đến 25%, các bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền không hề nhỏ khi đi mua sắm tại đây. Bài viết sẽ là kinh nghiệm cá nhân của mình về vấn đề hoàn thuế sau 4 năm học tập và sinh sống tại UK.

Vậy nên mua ở cửa hàng miễn thuế nào là rẻ nhất?

Câu hỏi này không có câu trả lời chính xác tuyệt đối vì tùy vào sản phẩm bạn muốn mua là gì thì sẽ có các cửa hàng miễn thuế phù hợp với nhu cầu đó. Mắc dù không thể cho các bạn câu trả lời chính xác, mình vẫn sẽ gợi ý cho bạn một vài địa điểm tuyệt vời nhất để mua hàng miễn thuế theo kinh nghiệm của mình. Đầu tiên, phải nói đến sân bay Dubai, thiên đường mua sắm các mặt hàng miễn thuế. Rượu, thuốc lá, hàng điện tử, đồng hồ, máy ảnh v.v… đều là những mặt hàng nổi tiếng với giá cả vô cùng cạnh tranh. Không phải sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể mua được một chiếc máy ảnh ưng ý và chỉ bằng nửa giá nếu mua nó tại Paris sao? Tiếp theo, phải nhắc đến sân bay quốc tế Heathrow, London, với 2 loại mặt hàng miễn thuế nổi tiếng là nước hoa và rượu mạnh. Có thể bạn không tin nhưng sự thực là bạn có thể mua được những chai nước hoa Lancome, Giorgio Armani hay Chanel với giá rẻ hơn khoảng 40% so với mua bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn là lời khuyên cũ cho các bạn là hãy tham khảo và nắm bắt được giá cả thật kỹ lưỡng trước khi quyết định mua bất cứ mặt hàng gì nhé. Để giúp tín đồ mua sắm, các nhà phân tích ở châu Âu đã liệt kê danh sách cho thấy, bạn có thể tiết kiệm được trung bình bao nhiêu tiền tại các cửa hàng Duty Free ở nhiều quốc gia khác nhau so với giá bán tại cửa hàng:

Tổng quan về luật hoàn thuế tại Châu Âu

Theo luật Châu Âu, những ai không phải là công dân Châu Âu khi mua đồ ở Châu Âu và mang về nước mình thì có quyền lấy lại thuế giá trị gia tăng VAT (Value Added Tax). Tỉ lệ phần trăm thuế VAT thường từ 5% đến 25%, phụ thuộc vào nơi mua hàng. Đương nhiên, món đồ đó không được phép mang trở lại Châu Âu. Hơn thế nữa, để được hoàn thuế, người mua hàng sẽ cần đáp ứng một vài yêu cầu sau:

Các bước để tiến hành hoàn thuế tại Châu Âu

Để đảm bảo được việc bạn sẽ được hoàn thuế theo đúng quy định của các nước Châu Âu, các bạn nên hiểu rõ các bước cũng như quy định khi mua hàng và hoàn thuế tại sân bay.

Trước hết, khi mua hàng, bạn phải chắc chắn rằng cửa hàng bạn mua có hay không áp dụng chính sách hoàn thuế. Kể cả trong sân bay thì không phải cửa hàng nào cũng là Duty Free mà còn có cả các cửa hàng Duty Paid nữa. Thêm vào đó, đảm bảo rằng bạn có hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu bên người để nhận được hóa đơn hoàn thuế và hoàn thành các thủ tục phía sau. Trong quá trình mua hàng, các nhân viên của cửa hàng cũng thường sẽ nhắc khéo bạn mua thêm để đạt đến mức chi tối thiểu để nhận được hoàn thuế. Bởi vì hóa đơn bình thường sẽ không được sử dụng để hoàn thuế nên sau khi mua xong hàng hóa, hãy xin cửa hàng một tờ Tax Free Form (để lấy được mẫu này bạn cần chứng minh mình có quốc tịch ngoài Châu Âu bằng cách đưa hộ chiếu cho nhân viên bán hàng). Điền đầy đủ thông tin cần thiết vào mẫu này và hỏi người bán hàng nếu có bất kỳ thắc mắc gì nhé.

Một số cửa hàng sẽ đồng ý hoàn thuế VAT ngay tại lúc trả tiền với 2 điều kiện: bạn cung cấp thông tin thẻ tín dụng của bản thân và cam kết sẽ tiến hành thủ tục hoàn thuế tại cửa khẩu. Nếu bạn lỡ quên làm thủ tục hoàn thuế tại cửa khẩu thì nhân viên sẽ sử dụng thẻ của bạn để lấy lại số tiền đã hoàn.

Tiếp theo, bạn sẽ cần hoàn thành các thủ tục hoàn thuế còn lại ở sân bay. Bởi vì hải quan có thể sẽ không cho phép bạn mang đồ miễn thuế trên vali xách tay nên tốt nhất hãy làm thủ tục hoàn thuế trước khi check in để tránh nhiều rắc rối không cần thiết. Trong trường hợp muốn check in sớm, bạn vẫn có thể check in và lấy tag cho hành lý ký gửi. Sau đó hãy nói với nhân viên check in là bạn có hàng miễn thuế bên trong và muốn làm thủ tục hoàn thuế để được nhận lại vali ký gửi.

Sau khi mang vali ký gửi có chứa hàng miễn thuế đến quầy hoàn thuế. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy hai hệ thống hoàn thuế chính được sử dụng trong khối Châu Âu là Global Blue và Premier Tax Free. Các bạn cần trình hóa đơn, tax free form và món hàng còn nguyên chưa qua sử dụng tại quầy hoàn thuế tại sân bay. Nếu món hàng đã bị gỡ bỏ niêm phong và sử dụng thì việc hoàn thuế sẽ bị từ chối. Nhân viên hoàn thuế sẽ yêu cầu bạn mở vali ký gửi để kiểm tra số lượng hàng miễn thuế nếu họ thấy cần thiết. Vậy nên thời gian hoàn thuế cho một người sẽ tương đối lâu. Điền thông tin cá nhân như tên, sinh nhật, số passport… và ký tên xác nhận để hoàn thành thủ tục hoàn thuế. Bạn sẽ được chọn đồng tiền như USD, Euro hay Pounds và sẽ được trả bằng tiền mặt hoặc qua thẻ. Việc nhận lại hoàn thuế bằng tiền mặt sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi tỷ giá đồng tiền của địa phương đó trong khi việc hoàn thuế qua thẻ sẽ tương đối lâu, thời gian tối đa lên tới 3 tháng.

Các lưu ý cần thiết khi làm thủ tục hoàn thuế

Có một số điều mình cần phải nhắc nhở các bạn trước, không nên trông đợi quá nhiều vào việc hoàn thuế kể cả khi bạn đã hoàn thành đúng như các bước mình liệt kê ở trên. Bởi vì nhiều lý do khách quan như:

Việc hoàn thuế mặc dù mang lại ưu đãi rất lớn cho người mua hàng nhưng đồng thời cũng rất tốn thời gian và sức lực. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, mình có một vài lời khuyên cho các bạn có ý định sử dụng dịch vụ hoàn thuế tại sân bay. Đầu tiên, không nên mua sắm tại nhiều cửa hàng khác nhau mà nên tìm một cửa hàng tập trung nhiều loại hàng mà bạn cần. Tập trung tối đa các loại hàng hóa trong một hóa đơn để tránh tình trạng mất thời gian khi kiểm tra hàng hóa cũng như tốn thêm phí hoàn thuế là 3€ cho một hóa đơn. Luôn tìm hiểu kỹ vị trí các quầy hoàn thuế cũng như cách thức hoàn thuế trước khi ra sân bay. Đến sớm từ 2-3 tiếng trước chuyến bay để tránh tình trạng lỡ chuyến hoặc sát giờ bay.

Trên đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn thỏa sức mua sắm tại các cửa hàng hoàn thuế. Hy vọng các bạn sẽ có được những thông tin cần thiết và thực sự hữu ích khi tham khảo bài viết của mình. Bên cạnh đó nếu bạn đang quan tâm đến du học, liên hệ INDEC để được tư vấn lựa chọn các quốc gia du học phù hợp và tối ưu nhất, phục vụ cho định hướng tương lai về sau nhé!

______________________________________________

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG

Địa chỉ: số 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.

Facebook: Du học cùng INDEC hoặc Săn Học Bổng Du Học Anh Cùng INDEC

Các cửa hàng miễn thuế ở sân bay (Duty Free)

Để được hoàn thuế, bạn phải mua hàng miễn thuế tại các hàng có ký hiệu (Tax Free hoặc Duty Free) trong sân bay hoặc tại các trung tâm mua sắm lớn. Các cửa hàng này luôn là điểm đến ưa thích của khách du lịch Châu Âu bởi họ tin rằng mua hàng miễn thuế sẽ rẻ hơn và tiện lợi hơn cho việc di chuyển chúng lên máy bay.

Cách thức vận hành của các cửa hàng này tương đối dễ hiểu. Các cửa hàng này bán những mặt hàng không bị chịu thuế nhập khẩu của quốc gia đó cũng như thuế giá trị gia tăng VAT. Đương nhiên, các cửa hàng cũng sẽ không phải chịu các loại thuế tương tự. Vậy nên trên lý thuyết, người mua hàng được hưởng lợi từ 5% đến 25% (tùy từng quốc gia) giá trị món hàng so với việc mua cùng một món hàng bên ngoài khu vực miễn thuế. Ngoài ra, để đảm bảo các mặt hàng miễn thuế đều được chuyển ra ngoài đất nước họ sau khi bán, các cửa hàng đều được đặt ở sân bay, cảng biển và giữa biên giới các nước. World Duty Free, Dufry, Gebr. Heinemann, DFS, Flemingo là các mạng lưới hàng miễn thuế lớn và tiêu biểu trên thế giới.

Có một sự thật là dù không phải chịu thuế thương mại như các cửa hàng thông thường, các cửa hàng miễn thuế vẫn phải trả các loại thuế khác theo đúng quy định của chính phủ; ví dụ như thuế thu nhập cá nhân, các loại bảo hiểm cho nhân viên v.v… Hơn nữa, các địa điểm bán hàng trong các sân bay hay cảng biển lớn cũng phải thuê lại với một cái giá không rẻ. Do đó, để bù lại 15% hay 20% thuế VAT hoàn lại cho khách hàng, các nhà bán lẻ thường tăng giá một số sản phẩm cao hơn nhiều so với giá ngoài thị trường hoặc tận dụng vị trí bán một cách tối đa để tăng số lượng hàng bán ra. Ví dụ điển hình nhất là quà lưu niệm, thứ hàng hóa duy nhất không bị đánh thuế nhưng qua khảo sát, người ta nhận thấy rằng giá của nó ở sân bay luôn luôn đắt hơn rất nhiều so với bên ngoài. Dựa trên kinh nghiệm của cá nhân, mình cho rằng hàng miễn thuế không phải lúc nào cũng rẻ hơn hàng mua ở ngoài.