Học Ngôn Ngữ Nga Ra Trường Làm Gì

Học Ngôn Ngữ Nga Ra Trường Làm Gì

Hiện nay, những ngành học liên quan đến khoa học xã hội nhân văn đang được giới trẻ chú ý, đặc biệt là ngành ngôn ngữ học. Các ngành ngôn ngữ không đơn thuần chỉ học về ngôn ngữ mà bản chất của ngành học này rất đa dạng. Trong bài viết hôm nay, CareerViet sẽ cung cấp thông tin về ngôn ngữ học là gì cùng như cơ hội việc làm của ngành học này cho những bạn đang quan tâm nhé!

Vai trò và lợi ích ngành ngôn ngữ học

Theo học ngành ngôn ngữ, người học không chỉ biết thêm nhiều thứ tiếng khác mà còn có điều kiện phát triển tư duy năng lực và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt.

Ngoài ra ngành ngôn ngữ học còn cung cấp những kiến thức về cách nhìn nhận của con người với ngôn ngữ, cách một đứa trẻ sơ sinh tiếp thu ngôn ngữ, sự khác nhau giữa các ngôn ngữ hay ngôn ngữ ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ của con người,...

Các sinh viên ngành ngôn ngữ học còn được đào tạo những kỹ năng như quan sát, phân tích, tổng hợp, trình bày, soạn thảo văn bản,...

Xem thêm: Nghề thư ký văn phòng

Học ngôn ngữ học giúp bạn cải thiện tư duy và kỹ năng giao tiếp (Nguồn: Internet)

Ngành ngôn ngữ học học những gì?

Mục đích của ngành ngôn ngữ học là cung cấp kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, về văn hóa xã hội cũng như những kiến thức chuyên ngành khác nhau. Kiến thức của ngành ngôn ngữ học được chia thành 3 nhóm tiêu biểu:

Những môn học trong nhóm này bao gồm: Lịch sử ngôn ngữ, Ngôn ngữ đại cương, Ngữ âm học, m vị học, Từ vựng học, Cú pháp học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Kí hiệu học,... Những môn học này cung cấp kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng như quan sát, tổng hợp, phân tích vấn đề thuộc ngôn ngữ.

Nhóm này sẽ phù hợp với những bạn muốn tìm hiểu tập trung vào chuyên đề về khoa học ngôn ngữ.

Gồm các môn học như Ngôn ngữ văn chương, Ngôn ngữ học văn bản, Ngôn ngữ học văn hóa, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tâm lý, Ngôn ngữ học đối chiếu,... Đây là những môn học giúp người học có thể sử dụng ngôn ngữ để hỗ trợ cho những ngành khác.

Đối với ngôn ngữ văn chương, môn học này sẽ hướng dẫn cách phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của văn chương. Hay Ngôn ngữ học văn hóa sẽ xác định được những yếu tố văn hóa từ các khía cạnh của ngôn ngữ,...

Những môn học trong nhóm này cung cấp các kỹ năng về trình bày, soạn thảo văn bản, đối chiếu ngôn ngữ hay tìm hiểu, giải mã cơ chế sáng tạo ngôn ngữ,...

Content writer là gì? Điều cần biết về content writer đầy đủ nhất

Content Creator là ai? Kỹ năng cần có của Content Creator?

Những môn học của nhóm này phù hợp cho những bạn muốn làm việc liên quan mật thiết đến ngôn ngữ. Các môn học tiêu biểu như Ngữ pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ và truyền thông, Ngôn ngữ báo chí, Ngôn ngữ học ứng dụng,...

Đối với nhóm này, ngôn ngữ được áp dụng để giải quyết những vấn đề cụ thể trong một lĩnh vực nhất định như biên tập, truyền thông, giảng dạy, tổ chức sự kiện,...

Các môn học có tính ứng dụng cao này sẽ rèn luyện những kỹ năng về ứng dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc,...

Hiện nay thị trường việc làm đối với ngành ngôn ngữ học khá đa dạng và cơ hội luôn rộng mở cho các bạn sinh viên mới ra trường. Một số công việc tiêu biểu như:

Biên tập viên là những người có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngôn ngữ. Họ sẽ làm việc trong các nhà xuất bản, các tòa soạn hoặc đài phát thanh truyền hình.

Để có thể trở thành một biên tập viên, bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ học, bạn phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc như:

Tiếng Việt cũng phải cạnh tranh?

Học ngành ngôn ngữ học có thể trở thành một biên tập viên cho đài truyền hình (Nguồn: Internet)

Với những bạn đam mê với công tác giảng dạy, có thể lựa chọn làm giảng viên tại các trường đào tạo ngành ngôn ngữ học. Với nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng như hiện nay, cũng như số lượng giảng viên giảng dạy các bộ môn không đáp ứng đủ, đây chính là một trong những cơ hội việc làm tốt cho những bạn sinh viên ngành ngôn ngữ học.

Xem thêm: Nhiều trường ĐH “đói” giảng viên

Cơ hội trở thành một giảng viên ngành ngôn ngữ học (Nguồn: Internet)

Nghiên cứu viên ngành ngôn ngữ có chức năng nghiên cứu ngôn ngữ ở nhiều phương diện khác nhau như ngôn ngữ học dân tộc thiểu số, ngôn ngữ học vùng miền, ngôn ngữ học vị thành niên,...

Bên cạnh việc nghiên cứu, họ còn thực hiện nhiệm vụ đưa ra các chính sách để phát triển và bảo tồn ngôn ngữ, soạn sách giáo khoa, từ điển,...

Bạn có thể ứng tuyển vị trí này tại các viện nghiên cứu ngôn ngữ, viện thông tin khoa học xã hội Việt Nam,...

Làm việc tại các cơ sở truyền thông, báo chí đòi hỏi bạn phải có kỹ năng viết lách và sử dụng ngôn ngữ. Các công việc liên quan như người dẫn chương trình, biên kịch cho các chương trình, viết thoại, xây dựng kịch bản, viết tin tức, thực hiện các phóng sự,...

Đây là một trong những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ cũng như các kiến thức văn hóa xã hội khác.

Xem thêm: Làm sao để có công việc viết lách tự do?

Làm việc tại các cơ sở truyền thông đại chúng là một trong những mơ ước của sinh viên ngành ngôn ngữ học (Nguồn: Internet)

Một trong những công việc phù hợp với cử nhân ngành ngôn ngữ học chính là biên tập, dịch thuật. Họ có thể sử dụng tốt kiến thức về ngôn ngữ của mình để thực hiện công việc như biên tập lại sách báo, dịch thuật sách nước ngoài, biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo,...

Xem thêm: Dịch thuật là gì? Cơ hội và thách thức của ngành dịch thuật

Sinh viên ngành ngôn ngữ học có được đi thực tập thực tế không?

Hầu hết các trường đào tạo ngành ngôn ngữ học đều có 2 đợt thực tập thực tế trong chương trình đào tạo. Ngoài ta, sinh viên có thể đăng ký tham gia chương trình trao đổi sinh viên nước ngoài 2-3 tuần/1 kỳ học.

Những điều cần biết khi theo đuổi ngành ngôn ngữ học

Để có thể theo đuổi ngành ngôn ngữ học thành công, bạn cần biết những điều sau:

​Xem thêm: Khởi sự làm một người viết tự do

Đam mê tìm hiểu văn hóa ngôn ngữ chính là chìa khóa để theo đuổi ngành ngôn ngữ học (Nguồn: Internet)

Hiện nay, ngành ngôn ngữ học đang là xu hướng được các bạn trẻ lựa chọn rất nhiều. Các trường ở Việt Nam đang mở rộng và đầu tư chất lượng giảng dạy nhằm thu hút sinh viên hơn. Một số trường nổi bật đào tạo ngành ngôn ngữ học như ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Ngôn ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Ngoại ngữ - Tin học,...

Sinh viên ngành ngôn ngữ học có được xét tuyển học cao học không?

Sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân ngôn ngữ học, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, sinh viên được dự thi chuyển tiếp lên cao học hoặc dự thi làm nghiên cứu sinh cho ngành ngôn ngữ học.

Hy vọng với những thông tin mà CareerViet cập nhật sẽ giúp bạn hiểu rõ được khái niệm ngôn ngữ học là gì cũng như sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học sẽ làm công việc gì. Chúc bạn tìm được định hướng tương lai nghề nghiệp cho bản thân nhé!

Ngành Ngôn ngữ học là gì? Ra trường làm gì?

Ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với nhân loại, đối với sự phát triển của xã loài người. Ngôn ngữ luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển nhận thức của con người và xã hội loài người. Ngôn ngữ học – khoa học về ngôn ngữ - theo đó, cũng phát triển để phản ánh những nhận thức ngày càng cao của con người về hệ thống, cấu trúc ngôn ngữ và đáp ứng những nhu cầu của đời sống xã hội. Vì thế, Ngôn ngữ học không chỉ là khoa học lí thuyết mà còn là khoa học “khả dụng”. Trong truyền thống, ngôn ngữ đã được ứng dụng trong giảng dạy ngôn ngữ cho người bản ngữ và giảng dạy ngoại ngữ. Gần đây, những lĩnh vực ứng dụng của ngôn ngữ phong phú hơn rất nhiều. Ngôn ngữ được ứng dụng hiệu quả trong truyền thông và xuất bản, giáo dục ngôn ngữ cho người khuyết tật, trị liệu ngôn ngữ. Đặc biệt, ngôn ngữ còn được sử dụng như một công cụ hỗ trợ các ngành khoa học khác: khoa học máy tính, ngôn ngữ học khối liệu… đóng góp vào cuộc kiến tạo trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, việc giảng dạy ngôn ngữ trong các cơ sở đào tạo đại học cũng cần có sự chuyển hướng từ việc dạy lí thuyết ngôn ngữ thuần tuý sang dạy ngôn ngữ theo định hướng thực hành ứng dụng. Việc đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ học chỉ theo định hướng nghiên cứu không thực sự có sức hấp dẫn với người học. Trong bối cảnh đó, đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ học theo định hướng ứng dụng vừa có trình độ chuyên môn vừa có các kĩ năng nghề nghiệp liên quan đến ngôn ngứ , đáp ứng nhu cầu của xã hội là nhu cầu cần thiết.

Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của xã hội, năm học 2023 - 2024, Trường Ngoại ngữ - Du lịch thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã xây dựng và chính thức triển khai đào tạo ngành Ngôn ngữ học hệ Cử nhân theo định hướng ứng dụng.

Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học tại Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển toàn diện theo định hướng ứng dụng, có sức khỏe tốt, có phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần tự chủ và trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh; có kiến thức chuyên môn toàn diện, kĩ năng thành thạo để công tác trong lĩnh vực Ngôn ngữ học, đặc biệt là trong các lĩnh vực ứng dụng Ngôn ngữ học để đáp ứng yêu cầu thời kì cách mạng công nghiệp, phục vụ xã hội, đất nước vì sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; có khả năng tiếp tục tự học và tham gia học tập ở bậc học cao hơn; có khả năng sáng tạo, thực hiện các nghiên cứu khoa học qui mô nhỏ để tạo ra tri thức, sản phẩm mới; có khả năng phát triển phẩm chất, kĩ năng cá nhân cũng như kĩ năng nghề nghiệp để thích nghi với môi trường làm việc trong lĩnh vực Ngôn ngữ học.

Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tự hào có đội ngũ giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, năng động và chuyên nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu Ngôn ngữ học, đủ điều kiện để thực hiện chương trình Ngôn ngữ học theo định hướng ứng dụng ở bậc đại học và sau đại học. Bên cạnh đó, trường còn có thế mạnh về hợp tác quốc tế, đảm bảo cho các chương trình đào tạo được xây dựng tiên tiến, phù hợp với xu thế và nhu cầu của xã hội, thời đại; cơ sở trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại… Với các điều kiện đó, Trường Ngoại ngữ - Du lịch là môi trường học tập lí tưởng cho sinh viên ngành Ngôn ngữ học.

Với phương pháp đào tạo gắn liền thực tế, sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học theo định hướng ứng dụng có thể hòa nhập nhanh vào thị trường lao động trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: giảng dạy ngôn ngữ học, tiếng Việt, văn hóa Việt Nam từ bậc phổ thông đến bậc đại học ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; làm biên tập viên tại ở các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; đảm trách các công việc liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa, và truyền thông ở các cơ quan hành chính và các doanh nghiệp; tham gia hỗ trợ trị liệu ngôn ngữ ở các bệnh viện, các trung tâm y tế; nghiên cứu về ngôn ngữ học ở các viện nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, và các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước…

Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cam kết đào tạo có kết quả tốt, đảm bảo chất lượng đối với chương trình Cử nhân Ngôn ngữ học theo định hướng Ứng dụng.

Ngành Ngôn ngữ Đức là một ngành học trang bị cho các bạn sinh viên vốn kiến thức cơ bản về tiếng Đức nhằm tạo ra cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc và thăng tiến ở các công ty liên doanh hay các tập đoàn Đa quốc gia Đức. Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Ngôn ngữ Đức  Ngành Ngôn ngữ Đức (mã ngành: 7220205) là ngành học chuyên đào tạo những cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Đức có kiến thức sâu rộng về cả ngữ pháp, từ vựng tiếng Đức và ngôn ngữ văn hóa tại những nước sử dụng tiếng Đức. Từ đó có đủ tự tin và kỹ năng giao tiếp, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động.

2. Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Đức Ngành Ngôn ngữ Đức ở nước ta hiện nay chỉ có 2 trường đại học đang đào tạo, đó là: •    Đại học Hà Nội •    Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối xét tuyển ngành Ngôn ngữ Đức  •    D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh •    D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức •    D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh •    D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

4. Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Đức

5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Đức có thẻ đảm nhận công việc tại rất nhiều vị trí khác nhau như:

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Ngôn ngữ Đức. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé!

Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn là điểm đến tiếp theo trên con đường chinh phục tri thức. Tiếng Trung nằm trong top ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới với hơn 1,5 tỷ người sử dụng hàng ngày. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đây là một lợi thế không nhỏ cho các bạn học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

Khi học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Đại học Thành Đông, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ về ngữ pháp, từ vựng, cách phát âm, viết chữ Hán, đọc và viết các câu chuyện và bài văn bằng tiếng Trung Quốc. Đồng thời sinh viên được tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Trung Quốc, các phương pháp dịch thuật, giao tiếp và kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung. Bên cạnh đó, sinh viên còn có thể tìm hiểu về kinh tế và thương mại, chính trị và các chủ đề khác liên quan đến Trung Quốc.

1. Học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc làm công việc gì?

Cơ hội việc làm của ngành Ngôn ngữ Trung rất đa dạng và tiềm năng. Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Trung Quốc, bạn có thể làm các công việc như: Biên, phiên dịch, biên tập bản dịch Trung - Việt tại các công ty dịch thuật, làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, nhà xuất bản, các cơ quan đối ngoại, hành chính tổng hợp: làm trợ lý, thư kí, chuyên viên văn phòng, phụ trách các công việc liên quan đến đối ngoại, quản lý nhân sự, kinh doanh, xuất nhập khẩu, điều phối và quản lý dự án... trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Trung Quốc.

Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phụ trách các công việc chăm sóc khách hàng, quản lý, điều phối, khai thác tour du lịch... tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới, cùng chính sách: “mở cửa” của nước ta đã tạo nên một thị trường việc làm đa dạng. Điều này đã thu hút lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp đa quốc gia, trong đó phần lớn là Trung Quốc. Vì thế, việc thành thạo, giao tiếp lưu loát tiếng Trung Quốc là một lợi thế nghề nghiệp lớn cho các bạn trẻ. Do đó, nếu bạn có đam mê với ngôn ngữ Trung Quốc thì hãy nên theo đuổi nó.

2. Chọn học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Thành Đông

Năm 2024, Trường Đại học Thành Đông tuyển sinh ngành ngôn ngữ Trung Quốc  với các phương thức xét tuyển như sau:

- Phương thức 1: Tuyển thẳng và cấp học bổng toàn phần trong suốt quá trình học của học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế

- Phương thức 2: Xét theo học bạ THPT; thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có điểm tổng kết cả năm lớp 12 hoặc cả năm của lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển ≥ 18 điểm trở lên; xét trúng tuyển từ thí sinh có điểm cao xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.

- Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT thuộc khối xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Trường. - Phương thức 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT được dự kỳ thi riêng do trường Đại học Thành Đông tổ chức.

3. Các chính sách ưu đãi của Nhà trường dành cho sinh viên trúng tuyển

- 100% sinh viên trúng tuyển vào ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Thành Đông sẽ được cấp học bổng từ 50 - 100% học phí toàn khóa.

- Học tại trường sinh viên có thể tham gia các chương trình học bổng toàn phần, bán phần, internship Đài Loan, Trung Quốc với học bổng tiếp tục từ 50 - 100% học phí.

- Được thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên kết với trường. Từ năm thứ hai sinh viên được đi thực tập tại Trung Quốc, Đài Loan,… Theo các chương trình liên kết, trao đổi sinh viên giữa trường Đại học Thành Đông và các trường Đại học hàng đầu tại Trung Quốc và Đài Loan.

- Môi trường học tập năng động, thân thiện với giáo trình chuẩn quốc tế cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

- Sinh viên được được "Miễn Phí" ở ký túc xá trong toàn khóa học. Được tham gia các CLB và các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức. Tốt nghiệp bằng Đại học chính quy có giá trị “trọn đời”.

- Ngoài ra Đại học Thành Đông cũng là một trong những điểm thi HSK, TOEFL hàng đầu Việt Nam và thuộc top 50 điểm thi HSK tốt nhất trên thế giới.

4. THÍ SINH ĐĂNG KÝ THÔNG TIN XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN TẠI: Tại đây

Thí sinh tham khảo thêm các ngành tuyển sinh Đại học chính quy năm 2024: Điều dưỡng, Dược, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng, KT xét nghiệm y học, KT hình ảnh y học, Luật, Luật kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản lí đất đai, Công nghệ KT xây dựng, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Công nghệ thông tin, Quản lý nhà nước, Tự động hóa, CNKT cơ điện tử, Thương mại điện tử, Kỹ thuật cơ khí.