Kiến trúc sư – “cha đẻ” của những bản thiết kế tuyệt vời, không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Họ là những người đã phác thảo nên bộ xương sống cho những nhân vật “chứng nhân lịch sử” – trường tồn theo dòng thời gian.
Kể về một lần em đi viếng lăng Bác - Mẫu 6
Vào ngày kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ - ngày 19 tháng 5 vừa rồi, em được bố mẹ đưa đến viếng thăm lăng của Bác Hồ. Với em, đó là một chuyến đi vô cùng ý nghĩa.
Từ hôm trước, mẹ đã chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết cho chuyến đi. Em được yêu cầu phải đi ngủ thật sớm. Sáng hôm sau, đúng bảy giờ là cả gia đình xuất phát. Từ nhà em đến lăng Bác phải mất ba mươi phút di chuyển bằng xe máy.
Đến nơi, em cảm thấy vô cùng bất ngờ. Không gian xung quanh lăng Bác thật rộng. Hôm nay có rất đông người dân đến viếng lăng. Sau khi bố đi gửi xe, cả nhà cùng tiến vào khu vực trung tâm của lăng. Từng dòng người nối nhau chờ để vào được viếng Bác Hồ. Họ đến từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc này. Dù bên ngoài khá nắng nóng, nhưng em vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Khoảng một tiếng sau, em và bố mẹ mới tiến vào lăng. Bên trong lăng khá lạnh. Các chú bộ đội ai cũng đứng gác rất nghiêm trang. Đây rồi, Bác Hồ đang nằm đó. Khuôn mặt Bác mới hiền từ làm sao. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Đôi môi thì như đang mỉm cười. Hình ảnh Bác lúc này không khác so với những lời thơ, câu hát hay bức tranh mà em từng đọc, từng nghe và từng thấy. Bác Hồ nằm đó, yên giấc ngủ.
Sau khi thăm lăng Bác, bố mẹ còn đưa em đến thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc. Những kỷ vật như đôi dép, chiếc mũ cối… của Bác vẫn nằm đó. Chắc chắn ai nhìn thấy cũng sẽ vô cùng cảm động. Bên cạnh nhà sàn là vườn cây, ao cá của Bác.
Mẹ đã kể cho em nghe một vài câu chuyện về Bác Hồ. Em nghe xong mà cảm thấy vô cùng xúc động. Chuyến viếng thăm lăng Bác quả thật vô cùng ý nghĩa đối với em.
Kể về một lần em đi viếng lăng Bác - Mẫu 9
Từ nhỏ, em luôn khao khát được một lần ra Hà Nội để được đến Lăng Bác Hồ. Nguyện vọng ấy của em đã được trở thành hiện thực vào sinh nhật vừa rồi. Cả nhà đã dẫn em ra Hà Nội du lịch với điểm đến đầu tiên là Lăng Bác.
Trên đường đi đến Lăng Bác, em xúc động và hồi hộp lắm. Bao nhiêu hình ảnh đã được xem ở trên tivi, giờ đây cứ chạy qua trong tâm trí em như cuộn phim cũ được chiếu lại. Và rồi, kiến trúc quen thuộc của Lăng Bác cũng đã hiện ra trước mắt em. Đi đến cổng, em và bố mẹ đứng vào hàng, chờ làm thủ tục để vào Lăng. Được mẹ dặn từ trước, em đã mang một bộ trang phục không có kim loại như cúc hay dây cài. Nhờ vậy mà việc kiểm tra ở cửa diễn ra rất nhanh chóng.
Sau đó, như em vẫn hằng mong ước, cô hướng dẫn viên bắt đầu dẫn đường cho gia đình em và mọi người đi vào tham quan Lăng Bác. Khi vào bên trong, không khí rất lạnh và yên tĩnh. Cảm giác như em có thể nghe thấy tiếng tim đập của chính mình. Theo hướng dẫn, mọi người từ từ đi một vòng qua lăng Bác. Mọi người không cần ai bảo ai, cũng tự giữ trật tự, đi lại thật khẽ khàng. Giây phút đi ngang qua Bác, em xúc động đến rơm rớm cả nước mắt. Vì cuối cùng cũng được đến đây, để thì thầm lời cảm ơn Bác Hồ. Nhờ có Bác mà những học sinh như chúng em ngày hôm nay được đi học, được vui chơi trong nền độc lập.
Rời khỏi Lăng Bác, em dần ổn định lại cảm xúc của mình để tiếp tục hành trình. Điểm đến tiếp theo của chuyến tham quan là nhà sàn và ao cá Bác Hồ. Con đường từ Lăng đến nhà sàn được lát sỏi, khi dẫm lên có tiếng lạo xạo rất vui tai. Hai bên đường thì trồng từng hàng cây cao lớn, xòe bóng mát rười rượi. Đến vườn nhà bác, em khá bất ngờ. Bởi dù biết Bác vẫn luôn rất giản dị, nhưng không ngờ ngôi nhà của Bác lại mộc mạc đến thế. Nhìn những đồ vật trong nhà, em càng thêm kính phục tấm gương của Bác. Bước ra vườn, nhìn cây trái xum xuê, ao cá ánh lên dưới nắng vàng, em cảm thấy sao mà bình yên quá. Đến thăm nhà Bác mà em cảm giác như được về thăm vườn cây của ông bà ở quê hương mình.
Bịn rịn rời khỏi vườn nhà Bác, cả đoàn đi theo hướng dẫn viên đến Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi lưu giữ những kỉ vật xuyên suốt của cuộc đời Bác. Mỗi đồ vật đều mang trong mỉnh một câu chuyện riêng khiến người nghe phải ngạc nhiên. Cô hướng dẫn viên giải thích chi tiết từng sự kiện quan trọng, cùng các mốc thời gian đáng nhớ trong cuộc đời của Bác cho mọi người cùng nghe. Mỗi khi có người đặt câu hỏi, cô sẽ từ tốn trả lời. Cô ấy giống như một cuốn bách khoa toàn thư di động vậy. Nhờ cô, mà em biết thêm biết bao kiến thức hay và ý nghĩa về cuộc đời của Bác Hồ.
Trong chuyến đi, em và cả nhà đã chụp rất nhiều bức ảnh tại vườn nhà Bác và bảo tàng. Đó sẽ là những món quà kỉ niệm quý giá cho chuyến tham quan hôm nay. Em sẽ lưu giữ chúng mãi, không chỉ trong tập ảnh mà còn trong cả kí ức của mình.
Học sinh Nhật Bản thường bắt đầu học lúc 8h30 và rời trường sau 15h chiều. Thời gian ở trường, các em không chỉ học văn hóa mà còn tham gia nhiều hoạt động khác.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm cấp tiểu học (kéo dài 6 năm), cấp trung học cơ sở (3 năm), cấp trung học phổ thông (3 năm), và cấp đại học (4 năm). Giáo dục bắt buộc chỉ trong 9 năm tiểu học và trung học cơ sở, nhưng 98% trẻ em học trung học phổ thông. Học sinh thường phải tham gia kỳ thi để được vào trung học phổ thông và đại học. Gần đây một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông sáp nhập thành một hệ 6 năm.
Học sinh tiểu học và trung học cơ sở bắt đầu học từ 8h30 sáng. Sáng thứ hai hàng tuần, buổi tổng kết toàn trường được tổ chức trước khi giờ học bắt đầu. Tất cả mọi người dành 15 phút cho buổi tổng kết, hiệu trưởng giải quyết các vấn đề của học sinh. Thời gian này vào những ngày khác trong tuần dành để đưa thông báo và điểm danh của từng lớp.
Mỗi tiết học kéo dài 40-45 phút ở trường tiểu học và 50 phút ở trường trung học cơ sở. Học sinh được nghỉ 5-10 phút giữa các tiết học. Buổi sáng có 4 tiết học và nhiều trường có giờ giải lao 20 phút.
Giờ ăn trưa bắt đầu lúc 12h30 và kéo dài trong khoảng 40 phút. Tại các trường học công lập phục vụ bữa ăn trưa, học sinh có trách nhiệm mang khẩu phần ăn về lớp học của mình, ăn và lau dọn sau đó.
Sau giờ ăn trưa là đến giải lao khoảng 20 phút. Một số trường sử dụng thời gian này để làm sạch các lớp. Học sinh xếp bàn ghế sang một bên phòng học, sau đó quét và lau sàn nhà, làm sạch bảng, vứt rác. Sau thời gian dọn dẹp là đến giờ học chiều.
Các lớp tiểu học dưới (1-3) chỉ học buổi sáng và trẻ về nhà sau bữa trưa. Nhưng các lớp tiểu học trên (4-6) học 5 tiết mỗi ngày và học sinh trung học cơ sở học 6 tiết vào một số ngày trong tuần.
Học sinh tiểu học có thể chọn tham gia các câu lạc bộ, thường tổ chức một buổi một tuần, sau giờ học. Thông qua các hoạt động trong câu lạc bộ, học sinh có cơ hội được đào tạo thể thao hoặc hiểu sâu hơn về những môn học chúng thích. Học sinh tiểu học ở Nhật Bản thường rời trường khoảng 15h.
Khi vào trung học cơ sở, các hoạt động ngoại khóa sẽ có vai trò lớn hơn. Một số câu lạc bộ tổ chức vài lần một tuần hoặc thậm chí hàng ngày. Nhiều khi, học sinh không rời khỏi trường trước 17h.
Các nhóm nhỏ học sinh thay phiên nhau phục vụ bữa ăn trưa cho các bạn cùng lớp.
Tại trường tiểu học Nhật Bản, lớp học được chia thành nhóm nhỏ cho nhiều hoạt động. Ví dụ, mỗi ngày học sinh làm sạch lớp học, hội trường, sân chơi theo nhóm. Các nhóm nhỏ thay phiên nhau phục vụ bữa ăn trưa cho các bạn cùng lớp. Bữa trưa của trường luôn phong phú loại đồ ăn bổ dưỡng và lành mạnh. Học sinh hay chờ mong đến giờ ăn trưa.
Các trường đều có rất nhiều sự kiện trong năm, chẳng hạn ngày thể thao, buổi ngoại khóa đến các di tích lịch sử, lễ hội nghệ thuật và văn hóa. Học sinh ở các lớp lớn nhất trong trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông thường có chuyến đi kéo dài vài ngày đến các thành phố văn hóa quan trọng như Kyoto và Nara, khu nghỉ mát trượt tuyết...
Hầu hết trường trung học cở sở và trung học phổ thông yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục. Nam sinh thường mặc quần và áo với cổ áo dựng lên, nữ sinh mặc áo cổ thủy thủ hoặc áo cộc tay và váy.
Trong trường có rất nhiều câu lạc bộ để học sinh lựa chọn tham gia.
Hầu như học sinh trung học cơ sở tham gia vào một hoạt động ngoại khóa của câu lạc bộ tự chọn, chẳng hạn đội thể thao, nhóm nhạc hay nghệ thuật, hoặc một câu lạc bộ khoa học. Các câu lạc bộ bóng chày rất phổ biến với nam sinh. Câu lạc bộ bóng đá cũng đang phát triển. Các câu lạc bộ Judo, nơi các em tập luyện võ thuật truyền thống, thu hút cả nam và nữ sinh.
Kể về một lần em đi viếng lăng Bác - Mẫu 8
Cuộc đời mỗi người là sự nối tiếp của những chuyến đi. Mỗi chuyến đi đều mang lại những ý nghĩa, để lại ấn tượng khác nhau. Trong số những chuyến đi ấy, có một chuyến tham quan mà tôi nhớ nhất là chuyến tham quan khu vực Lăng Bác và khu di tích Phủ Chủ tịch.
Cuối năm học lớp 3, nhà trường bất ngờ tổ chức cho lớp tôi chuyến tham quan Phủ Chủ tịch tại thủ đô Hà Nội vào hai ngày cuối tuần. Đây là chuyến đi xa đầu tiên của cả lớp trong suốt năm năm học nên ai cũng háo hức, giờ ra chơi nào cũng tụm đầu lại với nhau, bàn tán sôi nổi về chuyến đi này.
Ngày xuất phát, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, vui tươi. Các thầy cô quyết định sắp xếp di chuyển từ trường vào buổi chiều thứ 7 để được viếng Lăng Bác vào sáng chủ nhật hôm sau. Xe lăn bánh, mỗi đứa một ba lô, tạm biệt miền quê giản dị thanh bình để hướng về thủ đô. Xe chạy bon bon suốt 3 tiếng đồng hồ mà cả lũ cứ mở tròn mắt, chỉ chỉ cảnh vật bên đường đầy thích thú. Tới thủ đô thì đã chiều muộn, cả đoàn dừng chân tại khách sạn, ăn cơm rồi tắm rửa và về phòng, nghỉ ngơi để buổi sáng dậy sớm.
Một đêm nhanh chóng qua đi, đúng 6 giờ chúng tôi đã có mặt tại sảnh lớn của khách sạn, ăn mặc quần áo học sinh nghiêm trang, lịch sự. Theo sự hướng dẫn của các thầy cô rồi đi đến lăng Bác. Dù đã liên lạc với người quản lý viếng lăng từ trước nhưng chủ nhật, khách tham quan đến viếng quá đông, chúng tôi phải chờ gần một tiếng đồng hồ mới được vào lăng viếng Bác. Người trưởng đoàn đọc bài viếng, giới thiệu tên đoàn xong thì cả đoàn cùng đứng ngay ngắn, chầm chậm bước theo hai người lính gác lăng dâng hoa phía trước tiến vào lăng Bác. Khác hẳn với nhiệt độ bên ngoài nắng chói chang, trong lăng mát lạnh và yên tĩnh, ai cũng tỏ lòng thành kính với vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu, bước đi nhẹ nhàng không một tiếng động. Người nằm trên giường ở giữa lăng, ánh sáng nhu hòa màu vàng chiếu lên khuôn mặt hiền từ của Người, yên bình vô cùng...
Mặt trời lên cao thì chúng tôi cũng rời khỏi lăng, theo dòng người đông đúc hướng về khu di tích phủ Chủ tịch. Địa điểm đầu tiên là nhà sàn Bác Hồ, căn nhà được phục chế theo nhà sàn mà Bác ở những ngày cuối cuộc đời vĩ đại của mình. Ngôi nhà nhỏ đơn sơ nằm khiêm tốn tại một góc, hòa vào thiên nhiên bình dị, xinh đẹp. Cô hướng dẫn viên nói, trong nhà những kỉ vật của Bác vẫn còn lưu giữ lại, nơi này nơi kia là nơi Bác ngồi đọc công văn, viết và sửa di chúc, gửi thư cho đồng bào, cho thiếu nhi. Chúng tôi dường như tưởng tượng ra được hình ảnh Bác trầm ngâm bên khung cửa sổ, nắn nót viết từng dòng chữ chứa đựng tình yêu thương bao la rộng lớn.
Con đường dẫn vào nhà sàn ôm ấp lấy ao cá Bác Hồ với diện tích khá lớn,nước hồ trong veo, cá chép đủ màu sắc thi nhau bơi lội tung tăng trong nước mát. Có những con cá rất to, hai bên miệng còn có râu, cô giáo tôi bảo nó chắc hẳn đã già lắm rồi. Vừa đi, cô hướng dẫn viên vừa giới thiệu về lịch sử của ao cá, kể những câu chuyện của Bác với ao cá ấy. Du khách trong nước và quốc tế xen lẫn với nhau, ai cũng trầm trồ về vẻ đẹp của ao cá.
Vì phải trở về vào buổi chiều nên chúng tôi không được tham quan toàn bộ khu di tích, sau khi tham quan ao cá, địa điểm cuối cùng là Khu Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Viện Bảo tàng trang nghiêm, trưng bày rất nhiều hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người của Bác. Bên cạnh mỗi hiện vật đều chú thích tên, thời gian mà Bác sử dụng và những câu chuyện xung quanh. Có rất nhiều câu chuyện mà chúng tôi chưa bao giờ nghe đến. Vừa tham quan, chúng tôi vừa cảm thán về cuộc đời và những năm tháng kháng chiến của Người, tiếp thu được bao điều ý nghĩa và thú vị.
Thời gian trôi qua nhanh, chiều đến, chuyến tham quan của chúng tôi cũng phải kết thúc. Cả đoàn cùng chụp một bức ảnh lưu niệm rồi lên xe ra về. Dù chuyến đi ngắn ngủi nhưng để lại rất nhiều ấn tượng, lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy một phần cuộc đời của Bác Hồ kính yêu. Để rồi sau này, cảm giác tự hào và xúc động khi vào lăng viếng Bác vẫn còn in đậm mãi trong tôi.