Máy Ảnh Sony a6700 + Lens 18-135mm
Thông số kỹ thuật Google Tivi Sony 4K 43 inch KD-43X80L
Thêm bài hát vào playlist thành công
1. Giá được đề cập liên quan đến Giá bán lẻ được đề xuất bao gồm VAT, có thể thay đổi theo thời gian mà không cần thông báo trước và chỉ áp dụng trên website này.
Canon EOS Kiss X10 (EOS 250D) + Lens 18-55mm f/4-5.6 IS STM máy lướt 98% Bảo hành 06 tháng Các tên gọi khác tùy thị trường Canon 200D Mark II, EOS 250D, Kiss X10, Rebel SL3 Canon EOS 250D (200D Mark ii) là một chiếc máy ảnh DSLR linh hoạt, sự kết hợp lý tưởng giữa khả năng chụp ảnh tĩnh và quay phim. Với cảm biến CMOS định dạng APS-C 24.1MP và bộ xử lý hình ảnh DIGIC 8, 250D có thể chụp ảnh tĩnh độ phân giải cao và quay video UHD 4K, cùng với dải nhạy sáng ISO rộng 100-25600 cực kỳ phù hợp làm việc trong nhiều điều kiện ánh sáng. Cảm biến CMOS APS-C 24.1MP & Bộ xử lý hình ảnh DIGIC 8 Canon EOS 250D (200D Mark ii) được trang bị cho con chip cảm biến CMOS APS-C 24.1MP và bộ xử lý hình ảnh DIGIC 8, cả hai đều được sử dụng để mang lại độ nhạy cao và hiệu suất máy ảnh nhanh, phù hợp với chế độ chụp ảnh tĩnh và video. Bên cạnh đó, với phạm vi ISO 100-25600, máy linh hoạt để hoạt động trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau và cho khả năng xử lý noise hiệu quả, mang lại độ nét cao cho khung hình. Bộ xử lý DIGIC 8 cho phép Canon EOS 250D (200D Mark ii) chụp liên tục tối đa lên đến 5 khung hình/giây cũng như quay video UHD 4K và chế độ quay time-lapse 4K vượt trội. Canon EOS 250D (200D Mark ii) quay video UHD 4K Ngoài tính năng chụp ảnh tĩnh chất lượng cao, Canon EOS 250D (200D Mark ii) hỗ trợ quay video UHD 4K24p, cũng như quay Full HD và HD. Sự vượt trội trong khả năng quay phim của chiếc DSLR này đến từ Dual Pixel CMOS AF và chức năng lấy nét Movie Servo AF, ngoài ra, thiết kế cảm ứng của màn hình LCD cũng giúp người dùng dễ dàng điều khiển trực quan hơn. Canon EOS 250D (200D Mark ii) còn tích hợp sẵn Movie Digital IS, giúp ổn định hình ảnh bằng cách giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của rung máy thông qua năm trục, cho khung hình mượt mà. Đặc biệt, giắc cắm micrô bên ngoài được tích hợp trong thiết kế thân máy sẽ là điểm cộng cho bạn kiểm soát tốt hơn âm thanh đã ghi. Lấy nét tự động theo pha 9 điểm & Dual Pixel CMOS AF Khi sử dụng kính ngắm quang học ở chế độ chụp hình, hệ thống lấy nét tự động theo pha 9 điểm sẽ trở thành “cánh tay" đắc lực giúp bạn lấy nét nhanh chóng và chính xác ngay cả trong điều kiện ánh sáng khó khăn trên chiếc EOS 250D. Khi quay video hoặc ghi ở chế độ Live view, Canon EOS 250D (200D Mark ii) sử dụng hệ thống Dual Pixel CMOS AF để mang lại hiệu suất lấy nét nhanh và mượt mà theo cách tương tự như cách máy quay chuyên nghiệp lấy nét. Hệ thống này tích hợp hai điốt quang riêng biệt trong mỗi pixel, mang đến một mạng lưới rộng và dày đặc các điểm phát hiện theo pha trên phần lớn cảm biến hình ảnh nhằm giảm việc tìm kiếm lấy nét để kiểm soát vị trí lấy nét nhanh hơn, trực tiếp hơn. Còn khi ở chế độ chụp ảnh tĩnh, hệ thống lấy nét này hoạt động để lấy nét nhanh chóng và chính xác, phù hợp để chụp và theo dõi các đối tượng đang chuyển động. Lấy nét tự động theo mắt - Eye Detection AF cũng có thể được sử dụng để ưu tiên lấy nét vào mắt của đối tượng được nhận dạng. Khi quay video, chế độ Movie Servo AF cung cấp khả năng lấy nét tự nhiên và mượt mà khi thay đổi giữa các đối tượng khác nhau hoặc các khoảng cách khác nhau trong cảnh, cũng như khả năng chỉ định độ nhạy theo dõi, tốc độ AF và ưu tiên theo dõi khuôn mặt. Nhìn chung, Canon EOS 250D (200D Mark ii) sở hữu cho mình hệ thống lấy nét tự động khá chất lượng, linh hoạt sử dụng trong nhiều tình huống. Ngôn ngữ thiết kế & Kết nối không dây Màn hình LCD cảm ứng lớn 3.0 inch 1,04 triệu điểm, trực qua trong tuỳ chỉnh lấy nét, điều hướng menu cũng như xem lại hình ảnh. Tích hợp Wi-Fi cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ không dây dữ liệu hình ảnh và video tới 1 thiết bị di động được liên kết. Kết nối Bluetooth cho phép liên kết điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để chia sẻ hình ảnh nhanh chóng giữa các thiết bị cũng như khả năng điều khiển từ xa. Canon 250D sử dụng pin lithium-ion LP-E17, cho khả năng chụp tối đa lên tới 1630 bức ảnh (sử dụng kính ngắm) hoặc 350 bức (live view) sau mỗi lần sạc đầy. Ống kính 18-55mm f/4-5.6 Đi kèm với thân máy Canon EOS 250D (200D Mark ii) là ống kính kit 18-55mm f/4-5.6, cung cấp phạm vi độ dài tiêu cự tương đương 28,8 - 88mm. Thiết kế của ống kính tích hợp cơ chế lấy nét STM, mang lại khả năng lấy nét mượt mà, chính xác và gần như không gây tiếng ồn. Ngoài ra, hệ thống ổn định hình ảnh quang học của lens giúp giảm thiểu hiện tượng rung máy lên đến 4 stop, cực lỳ lợi thế khi phải làm việc trong điều kiện ánh sáng yếu. Thông số nổi bật Trọng lượng 451g (gồm pin) Kích thước 122.4 x 92.6 x 69.8 mm Ngàm ống kính Canon EF-S Chống rung Kỹ thuật số, 5 trục (Chế độ video) Tốc độ màn trập 1/4000 đến 30 giây Bù phơi sáng -5 đến +5 EV Hộp sản phẩm bao gồm: Canon EOS 250D (200D Mark ii) Black Lens 18-55mm f/4-5.6 IS STM Canon LP-E17 Lithium-Ion Battery Pack Canon LC-E17 Charger for LP-E17 Battery Pack Canon RF-3 Body Cap for Canon EOS Cameras Canon Eyecup EF EW-400D-N Neck Strap
Ảnh chân dung là dạng ảnh chụp được ứng dụng nhiều trong đời sống hằng ngày. Dạng ảnh chân dung thường là ảnh chụp một người hoặc nhiều người. Gương mặt là phần trọng tâm của bức ảnh biểu đạt toàn bộ cá tính, tâm trạng, biểu cảm. Điểm giống với vẽ chân dung nữa là nền, bối cảnh, một phần cơ thể cũng giúp biểu đạt được rõ nét thần thái của người trong ảnh.
Hiện tại những chiếc smartphone tích hợp camera tele rồi cả tính năng xóa phông giúp việc chụp ảnh chân dung trở nên gần gũi và dễ dàng với tất cả mọi người hơn bao giờ hết. Ưu điểm lớn nhất của xài điện thoại là chỉ giơ lên là chụp thôi.
Tất nhiên nó có điểm yếu cố hữu từ chất lượng ảnh cho tới khả năng xóa phông mượt mà nên việc có được bức ảnh chân dung chất nhất vẫn cần tới máy ảnh cùng ống kính phù hợp. Nhưng ngược lại, khi dùng máy ảnh sẽ buộc bạn phải trau dồi kiến thức và nằm lòng nhiều yếu tố mà 05 điểm sau đây là ví dụ tiêu biểu.
Nắm vững nguyên tắc và luôn sáng tạo
Mọi kiến thức và thủ thuật đều mang tính chất giúp bạn có được bức ảnh chân dung "đúng chuẩn" mà mọi người thường cho là đẹp. Và một khi làm chủ được những điều cơ bản, bạn có thể tạo nên bức ảnh khác biệt mang thương hiệu "made by me" bằng việc phá vỡ quy tắc truyền thống một cách có ý đồ.
Trong nhiếp ảnh, bạn có thể tạo nên bức ảnh không đụng hàng bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng tiêu cự lạ, góc chụp mới mẻ, điều chỉnh các thông số như tốc độ màn trập, khẩu độ hay địa điểm, ánh sáng, tư thể tạo dáng,…
Không sử dụng chế độ chụp tự động
Chế độ P (Program) và một số máy ảnh còn có thêm chế độ Auto giúp máy ảnh tự động tính toán mọi thông số sao cho phù hợp, từ đó bạn chỉ việc bấm chụp thôi, dễ như dùng điện thoại vậy. Tuy nhiên chính điều đó cũng sẽ khiến bức ảnh của bạn nhiều khi không xóa phông lung linh hay thể hiện đúng ý đồ của bạn. Đây là điểm mà nhiều người mới chơi máy ảnh thắc mắc nhiều nhất: sao chụp bằng máy ảnh xịn mà trông không đẹp bằng điện thoại.
Để xử lý tình huống này, sau đây là một vài lời khuyên cho bạn:
- Đầu tiên phải kiểm soát được mức ISO. Tùy vào điều kiện ánh sáng mà bạn cần chỉnh ISO sao cho phù hợp (ISO càng cao giúp chụp tối càng dễ, tuy nhiên chất lượng ảnh cũng giảm theo). Chọn mức ISO thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo bạn có thể chụp mà ảnh không bị rung/nhòe.
- Điều chỉnh khẩu độ. Đây là yếu tố giúp bức ảnh bạn có xóa phông nhiều hay ít nằm ở thông số này. Số F càng nhỏ, xóa phông càng mạnh và ngược lại.
- Chụp ảnh đủ sáng bằng tốc độ màn trập phù hợp sao cho thước đo độ sáng ảnh trong máy ảnh ở vị trí trung tâm.
- Hai chế độ thường dùng nhiều nhất trong chân dung là M (Manual) - bạn phải điều chỉnh mọi thông số từ ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ sao cho phù hợp và A (Aperture Priority) - chế độ này yêu cầu bạn chỉnh khẩu độ và ISO, tốc độ màn trập máy sẽ tự tính toán.
Dùng chế độ lấy nét một điểm (single point)
Những máy ảnh thế hệ mới thường có rất nhiều điểm lấy nét cũng như khả năng hoạt động của chúng "thông minh" hơn so với sản phẩm nhiều năm về trước. Tuy nhiên hiện đại đôi khi hại điện, với quá nhiều điểm lấy nét hoạt động cùng một lúc, bạn sẽ không biết máy lấy chính xác vào đâu ở mẫu.
Điều này cực tai hại khi bạn dùng ống kính tele mở khẩu lớn để xóa phông lung linh, về nhà kiểm tra lại thì cái mũi nét nhưng con mắt mẫu thì không. Vì thế giải pháp tối ưu nhất là chỉ dùng chế độ lấy nét một điểm (single point), di chuyển điểm lấy nét tới vị trí bạn cần lấy nét hoặc dùng kỹ thuật lấy nét trước bố cục sau.
Chụp chân dung, điểm lấy nét thường nằm ở mắt của mẫu. Và chế độ một điểm lấy nét trên máy ảnh giúp bạn chắc rằng cửa số tâm hồn đã nằm trong vùng ảnh rõ
Trong chụp chân dung, mẫu hiển nhiên là chủ thể chính trong bức ảnh của bạn. Cũng vì thế, hậu cảnh càng sạch và đơn giản sẽ càng dễ làm nổi bật thêm chủ thể. Và sau đây là một vài lưu ý đối với hậu cảnh, đặc biệt khi bạn chụp ở ngoài trời:
- Đi chụp tiền trạm trước, điều này đặc biệt quan trọng ngay cả với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Việc tới và chụp thử để chọn ra những góc có bối cảnh, ánh sáng phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được khối thời gian trong buổi chụp chính thức với mẫu.
- Dùng ống kính tiêu cự dài (tele) để xóa phông tốt hơn. Thường các ống kính tiêu cự 85 mm, 135 mm, 200 mm khá được yêu thích trong thể loại chụp chân dung vì cùng với khẩu độ, tiêu cự dài cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng xóa phông.
- Sáng tạo trong góc chụp. Đôi khi đời không như là mơ, có thể bối cảnh hẹp hay bạn không có ống kính tele chuyên dụng để xóa phông mù mịt. Không sao cả vì với cả lens tiêu cự normal cho tới góc rộng, bạn vẫn có thể có bức ảnh chân dung nghệ thuật với phần hậu cảnh được che dấu khéo léo thông qua cách chọn góc chụp.
Lens tele với khẩu độ lớn sẽ giúp mẫu nổi bật, tách bạch khỏi hậu cảnh phía sau dễ dàng hơn
Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết chọn loại ống kính nào hãy tham khảo thêm bài viết: Phân loại các loại ống kính chuẩn như nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Những tấm ảnh chân dung đẹp là thành quả của quá trình giao tiếp, phối hợp ăn ý giữa mẫu và người chụp ảnh. Vì thế tạo một bầu không khí vui vẻ, thoải mái là điều quan trọng để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Hãy trao đổi với mẫu, trêu đùa, chọc cười mẫu để mẫu bớt căng thẳng là yếu tố quan trọng để bạn có bức hình ưng ý.
Đừng nghĩ chụp ảnh chân dung là chỉ cầm máy lên và bấm chụp thôi nhé. Hãy giao tiếp và trao đổi với mẫu nhiều hơn