Mỹ Đồng Thủy Nguyên

Mỹ Đồng Thủy Nguyên

Cảm ơn bạn đã để lại thông tin Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất

Quốc huy bằng đồng mạ vàng 24k  xem tại đây 2.1 Trên cột cờ của các cơ quan và cơ sở nhà nước : Quốc huy thường được treo trên cột cờ tại các cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính và các cơ sở quan trọng khác như trụ sở tỉnh, thành phố, cơ quan hành chính các cấp. 2.2 Trong các buổi lễ quan trong và sự kiện quốc gia Quốc huy cũng thường được treo và trưng bày trong các buổi lễ quốc gia, sự kiện chính trị, văn hóa và thể thao quan trọng.2.3 Ở các điểm du lịch và điểm tham quan Đối với các điểm du lịch và điểm tham quan quốc gia, Quốc huy có thể được treo hoặc trưng bày nhằm tôn vinh và kỷ niệm về quốc gia.

Quốc huy bằng đồng mạ vàng 24k xem tại đây

2.4 Trong các cơ quan ngoại giao và  đại sứ quán Tại các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Quốc huy cũng thường được treo để đại diện cho quốc gia và dân tộc. 2.5 Trong các trường học và cơ sở giáo dục Quốc huy có thể được treo tại các trường học, viện đào tạo và cơ sở giáo dục khác nhằm tôn vinh giáo dục và sự phát triển của quốc gia.Quốc huy  bằng đồng thường được treo và trưng bày ở những nơi trang trọng và quan trọng để đại diện cho quốc gia và dân tộc. Quốc huy Việt Nam không chỉ là một biểu tượng quốc gia mà còn là biểu tượng của sự tự hào, đoàn kết và lòng yêu nước của người dân Việt Nam. Nó thể hiện sự can đảm và quyết tâm của dân tộc trong việc bảo vệ và phát triển đất nước.

Quốc huy bằng đồng dkd 2m5 xem tại đây3. Cách lắp đặt quốc huy bằng đồng chuẩn   Việc lắp đặt quốc huy bằng đồng đúc đòi hỏi sự cẩn thận và chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo rằng nó được treo một cách an toàn và đẹp mắt. Dưới đây là hướng dẫn cách lắp đặt quốc huy bằng đồng đúc theo chuẩn:B1 . Chọn vị trí lắp Chọn một vị trí trang trọng và phù hợp để treo quốc huy. Thường thì quốc huy sẽ được treo trên cột cờ ở nơi có tầm nhìn rộng và dễ nhìn thấy. B2 . Chuẩn bị dụng cụ Cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như cờ và gậy cờ, ốc vít và mũi khoan (nếu cần thiết), đồng hồ đo và thước đo.B3  . Đo và đánh dấu vị trí Sử dụng đồng hồ đo và thước đo để đo khoảng cách và đánh dấu vị trí cụ thể trên cột cờ hoặc tường để lắp đặt quốc huy.

Quốc huy bằng đồng đk 80cm  xem tại đây B4 . Lắp đặt cột cờ hoặc gắn treo trên tường Nếu chưa có cột cờ, bạn cần phải lắp đặt một cột cờ hoặc gắn treo lên tường theo đúng cách và đảm bảo độ chắc chắn.B5 . Lắp đặt quốc huy bằng đồng Sử dụng ốc vít hoặc các phụ kiện tương tự để gắn chắc quốc huy vào cột cờ hoặc gắn treo lên tường. Đảm bảo rằng quốc huy được đặt vuông góc và không bị nghiêng.B6. Kiểm tra và điều chỉnh Sau khi lắp đặt xong, hãy kiểm tra kỹ lưỡng và điều chỉnh lại nếu cần thiết để đảm bảo rằng quốc huy được treo đúng cách và không bị lỗi.

Quốc huy bằng đồng đk 50cm xem tại đâyB7. Hoàn thiện Cuối cùng, hãy làm sạch quốc huy và xung quanh vị trí lắp đặt để đảm bảo nó luôn trong tình trạng sạch sẽ và trang trọng.Tuân thủ đúng các hướng dẫn và quy định về việc lắp đặt quốc huy trong quốc gia của bạn để đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật.

Quốc huy bằng đồng ngang 90 xem tại đây

👉Các bác đặt hàng vui lòng bấm vào nút "mua hàng" và để lại địa chỉ, số điện thoại. Chúng tôi sẽ điện lại và xác thực lại đơn đặt hàng của quý khách. 🥰🥰🥰👍Địa chỉ:

👉Cầu Giấy: 16 Trần Thái Tông Cầu Giấy Hà Nội.👉Hai Bà Trưng: 154 Kim Ngưu Hai Bà Trưng Hà Nội.....................................................................................

☎️Nếu cần tư vấn thêm chi tiết về sản phẩm này quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp các số điện thoại dưới đây, hoặc kết bạn zalo để được tư vấn gửi hình ảnh và báo giá chi tiết theo yêu cầu:

️🏆0986.303.154️🏆0985.918.154 ️🏆0988.843.306️🏆0963.555.154️🏆0986.377.154 ️🏆0865.248.154 ️🏆0986.511.154 ️🏆0868.577.154️🏆0988.548.154👍Hotline phản ánh thái độ phục vụ của nhân viên: 0886489999 Mr Quỳnh

Melde dich an, um fortzufahren.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

NSGN - Upekkhā (Skt. upekṣā), thường được dịch là xả, có thể xuất phát từ chữ upa + īk ṣ , có nghĩa là “nhìn”.

Để khảo sát những khía cạnh khác nhau của xả, bài viết này sẽ trước hết xem xét những phân tích về thuật ngữ này của Phật Âm (Buddhaghosa), và sau đó sử dụng những đặc điểm chính xuất phát từ sự phân tích này làm cơ sở cho việc xem xét những đoạn liên quan từ các bản kinh Pāli. Mặc dù không phải tất cả những đoạn này đều tương thích với hệ thống sắp xếp của Phật Âm, những đặc điểm chính mà Phật Âm đưa ra cung cấp một cơ sở hữu ích cho việc khảo sát xả và những sắc thái ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ này.

Phân tích xả (upekkhā) của Phật Âm

Phân tích của Phật Âm đã phân biệt ra mười loại xả (Vism. 160, DhsA. 172).

1. Chalangupekkhā (lục nhập xả), “xả sáu phần” của một vị A-la-hán đối với các đối tượng của sáu giác quan.

2. Brahmavihārupekkhā (vô lượng xả), xả là phần cuối trong bốn tâm vô lượng.

3. Bojjhaṅgupekkhā (giác chi xả), là phần cuối trong bảy yếu tố giác ngộ (thất giác chi).

4. Viriyupekkhā (pháp cần xả), xả bỏ sự nỗ lực, ở ý nghĩa rằng có một sự cân bằng giữa tinh tấn và giải đãi.

5. Sankhārupekkhā (hành vi xả), là một kết quả trong tu tập thiền định.

6. Vedanupekkhā (pháp thọ xả), xả như một loại “cảm thọ”.

7. Vipassanupekkhā (pháp quán xả), xả như kết quả của một sự phát triển “quán”.

8. Tatramajjhattupekkhā (trung bình xả), xả ở nghĩa sự “cân bằng” của các yếu tố tâm.

9. Jhānupekkhā (pháp thiền xả), xả được trải nghiệm ở tam thiền.

10. Pārisuddhupekkhā (pháp tịnh xả), xả được trải nghiệm ở tứ thiền.

Phật Âm giải thích rằng ba loại xả đầu và hai loại xả cuối thì không gì khác ngoài những thể thức xả trong ý nghĩa cân bằng, tức là trung bình xả (tatramajjhattupekkhā). Bởi vì ba loại xả đầu và hai loại xả cuối là những mô thức khác nhau của cùng trạng thái cơ bản, chúng loại trừ lẫn nhau trong ý nghĩa rằng ở đâu một thứ trong chúng được tìm thấy, những thứ khác sẽ không xuất hiện.

Về những loại xả còn lại, hành vi xả và pháp quán xả, theo Phật Âm, có cùng ý nghĩa. Tuy nhiên, theo ngài, pháp cần xả (viriyupekkhā) thuộc một loại riêng của nó, như trường hợp đối với pháp thọ xả (vedanupekkhā).

Chi phần đầu tiên trong danh mục của Phật Âm là lục nhập xả (chalangupekkhā), “sự xả bỏ sáu phần” của một vị A-la-hán đối với các đối tượng giác quan. Như một ví dụ dành cho loại xả này, Phật Âm đề cập đến một bản kinh trong Tăng chi bộ miêu tả cách một Tỷ-kheo không hân hoan (sumana) cũng không buồn phiền (dumana) về những gì sáu giác quan trải nghiệm, mà thay vào đó an trú với xả, chánh niệm và nhận thức rõ ràng (upekkhako viharati sato sampajāno; A.III, 279).

Tuy nhiên, lục nhập xả là một chủ đề không chỉ liên quan đến một vị A-la-hán. Sự thực, xả như vậy có thể có nhiều loại khác nhau. Kinh Lục căn (Salāyatana) phân biệt những loại xả thế tục (gehasitā upekkhā) mà hàng phàm phu trải nghiệm đối với các đối tượng giác quan, và xả dựa trên sự xả ly (nekkhammasitā upekkhā) mà nó xuất hiện như kết quả của việc thấy rõ vô thường và bản chất không thỏa mãn của các đối tượng giác quan (M.III, 219). Những hình thức thế tục của xả có kết quả từ chính đối tượng, mà những đặc điểm của nó không làm sinh khởi sự phản ứng tích cực cũng không làm sinh khởi sự phản ứng tiêu cực. Ngược lại, xả được đặt cơ sở trên sự xả ly siêu việt đối tượng của nó (ativattati), vì xả này được tạo ra bởi một thái độ bên trong, không phải bằng những đặc điểm bên ngoài của đối tượng.

Một thái độ xả bên trong như vậy đối với các giác quan là kết quả của một sự tu tập dần dần. Theo kinh Căn tu tập (Indriyabhāvanā sutta), một số người đương thời với Đức Phật nghĩ rằng cách giải quyết sự chi phối của các đối tượng giác quan là tránh né chúng. Tuy nhiên, từ quan điểm của Đức Phật, cách thức đúng xem sự trải nghiệm giác quan, cả dễ chịu và khó chịu, là thứ thô tục và có điều kiện. Đối nghịch với trải nghiệm có điều kiện như vậy, xả thì yên bình và vi diệu (M.III, 299).

Bài kinh này tiếp theo mô tả cách kiểm soát kinh nghiệm giác quan. Theo mô tả này, một người cần tu tập để nhận biết những gì vừa ý, không vừa ý, và cả vừa ý và không vừa ý xuất hiện trong tâm. Giai đoạn cuối của việc tu tập như vậy đạt được khi vừa ý và không vừa ý đều được đoạn diệt và người ấy có thể an trú trong xả, có đủ chánh niệm và sự lĩnh hội rõ ràng về mọi thứ trải nghiệm (M.III, 301).

Giữ được xả không chỉ là một giai đoạn quan trọng trong việc làm chủ cảm giác, mà cũng là điều quan quan trọng đối với thái độ hành xử. Sự thực, đây là khía cạnh kế tiếp của xả sẽ được xem xét, đó là vô lượng xả.

Loại xả thứ hai trong danh mục của Phật Âm là vô lượng xả (brahmavihārupekkhā). Nơi sự mô tả tiêu chuẩn về thực hành bốn vô lượng tâm như là những hình thức của “tâm giải thoát” (cetovimutti), xả xuất hiện cuối cùng và như vậy hình thành nên điểm cao nhất của sự thực hành. Như vậy, xả như một tâm vô lượng hình thành nên điểm cuối của một tiến trình mà nó được đặt cơ sở trên việc phát triển tâm từ (mettā), tâm bi (karrunā) và tâm hỷ (muditā). Điều này cho thấy rằng xả không phải là một trạng thái thờ ơ hay lãnh đạm, mà một trạng thái tâm bình thản luôn cởi mở. Xả là “kết quả của việc tu tập cẩn trọng, không phải kết quả ngẫu nhiên của một tâm trạng thoáng qua”. Xả xuất hiện cuối cùng trong danh mục bốn tâm vô lượng “không có nghĩa rằng xả thay thế cho ba phần đầu của bốn tâm vô lượng trong việc thực hành của một người”. Đúng hơn, thực hành sẽ bao gồm toàn bộ bốn tâm vô lượng, chứ không chỉ giới hạn ở việc thực hành xả. (tham chiếu Sn. 73).

Từ quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy, xả không được xem là luôn cao hơn những tâm vô lượng khác, và điều này có thể nhìn thấy ở nơi một đoạn kinh trong Tăng chi bộ. Đoạn kinh này tường thuật rằng Tôn giả Xá-lợi-phất thường bị một vị Tỷ-kheo chống đối. Đức Phật cuối cùng can thiệp và khiển trách những vị Tỷ-kheo khác vì đã không can thiệp sớm hơn (A.III, 194). Ngài hỏi tại sao họ không có từ bi khi một Trưởng lão Tỷ-kheo bị chống phá công khai, thay vào đó lại nhìn sự việc một cách bình thản. Đoạn này cho thấy rằng trong Phật giáo Nguyên thủy, xả không được xem như một giải pháp thích hợp đối với mọi tình huống. Thay vào đó, đôi khi vì lòng từ bi, phải cần có một sự can thiệp và hành động tích cực.

Điều như vậy cũng có thể nhìn thấy ở một đoạn khác trong Tăng chi bộ, mà theo đó một vài người đã đề xuất rằng tránh hoàn toàn việc phê bình người khác là thái độ tốt nhất, là một sự thể hiện tối cao của tâm xả (A. II, 101). Đức Phật không đồng ý với đề xuất này. Ngài giảng giải rằng một người nên đưa ra lời phê bình trong những trường hợp thích hợp.

Vấn đề tương tự cũng được tìm thấy trong một bản kinh khác. Bản kinh này đề nghị nên khiển trách một người ngay cho dù điều này đưa đến sự khó chịu cho cả người khiển trách và người bị khiển trách, miễn việc làm này khiến cho người bị khiển trách được thiết lập vào trong những gì được xem là thiện (M.II, 241). Chỉ khi nào ta đoán biết được rằng người kia sẽ không được thiết lập vào trong những gì là thiện khi ta khiển trách người ấy, thì khi đó việc giữ tâm xả đối với người ấy là một thái độ thích hợp.

Những đoạn kinh này cho thấy rằng Phật giáo Nguyên thủy không xem xả như một thái độ thích hợp duy nhất, mà thay vì vậy hãy xem nó như một thái độ - mặc dù nó có thể đem lại nhiều lợi ích - đôi khi có thể không thích hợp. Sự thực, xả có thể được phân thành hai loại: có một số hình thức xả đưa đến một sự gia tăng những trạng thái thiện, nhưng có một số hình thức khác đưa đến gia tăng những trạng thái bất thiện (D.II, 279). Vì lý do này, một vài loại xả không nên được phát triển.

Để phát triển những loại xả thiện, Đại kinh dụ dấu chân voi (Mahāhatthipadopama sutta) khuyên nên nhớ đến ẩn dụ về cái cưa. Với sự giúp đỡ của sự nhớ đến như vậy, có thể sinh ra “xả được đặt cơ sở trên thiện” (upekkhā kusalanissitā), và đến một mức độ có thể khiến một người chịu đựng được ngay cả khi bị tấn công với nắm đấm, gậy gộc và dao mác (M.I. 186). Một phương pháp khác có thể giúp hành giả đối mặt với những tình huống khốc liệt đã được mô tả trong kinh Giáo giới Phú-lâu-na (Puṇṇovāda). Theo bản kinh này, Tôn giả Puṇṇa sẵn sàng chịu đựng bất kỳ loại tấn công nào với suy nghĩ rằng những người tấn công ngài đã tỏ ra tử tế bởi vì họ không tấn công bằng những cách thức tồi tệ hơn những gì họ đã làm với ngài (M.III. 268).

Những đoạn này cho thấy khả năng của xả trong việc giúp vượt qua khuynh hướng đưa đến sự kháng cự (paṭigha; M.I. 424) hay sân hận (āghāta; A.III, 185). Ngoài ra, nếu xả được phát triển như một sự giải thoát của tâm, nó cũng trở thành một liều thuộc giải trừ tham (rāga; A.III. 292). Mối liên hệ giữa xả và sự đoạn trừ tham được giảng giải thêm trong trong một bản kinh khác, ở đó giải thích rằng do nhận thấy sự bất tịnh (asubhasaññā) mà sự hấp dẫn của tình dục được thay thể bằng xả (A.IV, 47).

Theo kinh Jīvaka, thực hành xả và những vô lượng tâm khác của Đức Phật được đặt cơ sở nơi sự giải thoát hoàn toàn của Ngài khỏi tham, sân và si (M.I, 370). Do vì xả của Đức Phật thoát khỏi mọi phiền não, phạm trú (brahmavihāra) của Ngài thì ưu việt hơn phạm trú của Phạm Thiên.

Đối với Đức Phật, an trú trong xả vô lượng, hay bất kỳ tâm vô lượng nào thì giống như an trú ở một nơi thiêng liêng (A.I, 183). Sống với tâm xả, cho nên dù chỉ một số đệ tử lắng nghe giáo pháp của Ngài trong khi những người khác không lắng nghe, Ngài vẫn bình thản (M.III, 221).

Xả là một phẩm tính mà Đức Phật đã có ngay trước khi Ngài giác ngộ. Kinh sách mô tả rằng vào một kiếp trước, Bồ-tát bị những người chăn bò quấy nhiễu; họ khạc nhổ vào Ngài, tiểu tiện lên Ngài, và lấy cây thọc vào lỗ tai Ngài. Bất chấp sự quấy nhiễu như vậy, Ngài vẫn hoàn toàn bình thản. Theo bộ Hạnh tạng (Cariyapiṭaka), việc Bồ-tát giữ được tâm xả trong những trường hợp ngược đãi như vậy hình thành nên sự phát triển xả ba-la-mật (upekkhāpāramī) (Cp.102). Đáng chú ý là, trong danh mục mười ba-la-mật theo truyền thống Theravāda, xả là một chi phần rất quan trọng.

Một bản kinh trong Tương ưng bộ giảng giải rằng xả và những tâm vô lượng khác không phải là một phương pháp tu tập của riêng các Phật tử, mà những người đương thời với Đức Phật cũng thực hành những pháp tu này (S.V, 116). Bản kinh này làm nổi bật những khác nhau giữa cách thức thực hành của họ và cách thức của Đức Phật. Sự khác nhau này nằm ở nơi sự kết hợp thực hành xả hay bất kỳ tâm vô lượng nào với sự tu tập thất giác chi (S.V, 120). Điều này đưa chúng ta đến phần kế tiếp, xả giác chi.

Xả giác chi (bojjhaṅgupekkhā), một chi phần của bảy yếu tố giác ngộ (thất giác chi), là loại xả thứ ba trong danh mục của Phật Âm. Tương tự với vị trí của xả trong mối liên hệ với các tâm vô lượng khác và với các ba-la-mật, xả cũng thuộc chi phần cuối trong danh mục thất giác chi. Theo kinh Quán niệm hơi thở (Ānāpānasati sutta), các yếu tố giác ngộ sinh khởi tùy thuộc lẫn nhau (M.III, 85). Điều này chỉ ra rằng xả là một yếu tố cấu thành nên một tiến trình đưa đến giải thoát, với các chi phần trước là niệm (sati), trạch pháp (dhammavicaya), tinh tấn (viriya), hỷ (pīti), khinh an (passaddhi), và định (samādhi).

Theo kinh Quán niệm hơi thở, với tâm định tĩnh, vị hành giả nhìn sự vật với ý niệm xả ly (ajjhupekkhati), khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên trong tâm vị ấy (M.III, 86). Đến giai đoạn này, việc đạt được trí tuệ và giải thoát đã cận kề. Kinh Quán niệm hơi thở nói đến việc nhìn sự vật với sự xả ly trong sự tương quan với quán pháp (dhammānupassanā) (M.III, 85). Theo giải thích của bản kinh, quán vô thường, quán ly tham, quán đoạn diệt và quán buông bỏ khi thở vào và thở ra tương ứng với quán pháp, bởi vì ở giai đoạn thực tập này hành giả đã thấy với trí tuệ rằng tham muốn và không thỏa mãn đã được vượt qua và quán sát liên tục với tâm xả. Một sắc thái chung đối với những quan điểm về xả ở trong kinh Quán niệm hơi thở là cái nhìn về sự cân bằng tâm, một sự cân bằng mà nó bao phủ lĩnh vực xả cũng như lĩnh vực quán.

Xả như một yếu tố giác ngộ có thể hướng đến những đối tượng bên trong hoặc những đối tượng bên ngoài (S.V, 111). Để thúc đẩy sự phát triển của nó, ta cần nên chú ý đến những thứ làm cơ sở cho yếu tố xả giác chi (S.V, 67). Ta có thể dùng đến các luận giải để giải thích thêm về lời nói này. Theo luận giải, hành giả nên tránh những người có thành kiến và nên kết giao với những người vô tư, và hướng tâm đến việc làm sinh khởi và thiết lập yếu tố giác ngộ đặc biệt này (MA.I, 299). Các luận giải cũng giảng giải rằng đặc điểm của xả giác chi là sự xem xét cẩn thận và hành động một cách thăng bằng; chức năng cụ thể của nó là để ngăn cản sự khiếm khuyết và vượt qua sự thiên kiến; và sự biểu thị của nó như một trạng thái thăng bằng (MA.I, 84).

Sự có mặt của trí tuệ và sự nhận thức rõ ràng vốn có ở nơi yếu tố xả giác chi cũng được phản ánh trong một ví dụ được tìm thấy trong Tương ưng bộ. Bản kinh này so sánh bảy yếu tố giác ngộ với bảy thứ sở hữu quý giá của một vị Chuyển luân vương. Ở ngữ cảnh so sánh này, xả giác chi tương ứng với vị cố vấn (parināyaka) của nhà vua (S.V, 99).

Những minh họa thêm về xả có thể tìm thấy trong hai so sánh mà chúng sử dụng những bộ phận khác nhau của một cỗ xe ngựa và những phần khác nhau của một con voi để minh họa những đặc điểm của tâm. Ở đây xả như thứ giúp giữ đồ vật chất ở trên cỗ xe được thăng bằng (S.V, 6); nó cũng được so sánh với hai chiếc ngà của con voi (A.III, 346; Thag. 694). So sánh khác chỉ ra rằng giống như một người thợ kim hoàn đôi khi chỉ nhìn với tâm bình thản (ajjhupekkhati), sau khi lần lượt nung nóng vàng và rưới nước lên nó; cũng vậy trong quá trình phát triển định, hành giả đôi khi nên chú ý đến xả (A.I. 257). Sắc thái cân bằng giữa nỗ lực và giải đãi, hàm chỉ ở trong hình ảnh này, đưa chúng ta đến phương diện xả tiếp theo, đó là pháp cần xả.

Pháp cần xả (viriyupekkhā), như một sự cân bằng giữa sự nỗ lực và giải đãi, là phần thứ tư trong danh mục của Phật Âm. Bổ sung vào so sánh về người thợ kim hoàn được đề cập ở trên, ở nơi khác trong Tăng chi bộ cũng đề cập đến việc quán sát vô tư với ví dụ về một ngọn lửa củi, mà nó đôi khi cần được giữ, đôi khi cần dập tắt, nhưng đôi khi cần được nhìn với sự bình thản (A.IV, 45). Về nỗ lực tạo nên kết quả, kinh Devadaha chỉ ra rằng, một người không chỉ phải biết khi nào đúng thời phải nỗ lực, mà cũng phải biết khi nào đúng thời cần phải buông xả (M.II, 223). Và như một bản kinh khác cho biết, người nào không nhìn sự vật với tâm xả khi cần phải như vậy thì sẽ không đạt được giải thoát (A.III, 435).

Xả trong sự liên hệ đến quá trình đưa đến giải thoát, đặc biệt về hai khía cạnh xả và quán, là chủ đề kế tiếp cần được khảo sát, đó là hành vi xả.

Hành vi xả (saṅkhārupekkhā) là chi phần thứ năm trong danh mục của Phật Âm. Tác phẩm Phân tích đạo (Paṭi-sambhidāmagga) xem xét chủ đề này bằng việc phân biệt tám loại hành vi xả mà chúng xuất hiện trong sự liên hệ với sự phát triển thiền chỉ (samatha), và mười loại hành vi xả trong sự liên hệ đến sự phát triển thiền quán (vipassanā) (Ps. I, 64). Tám loại liên quan đến xả là xả đối với những yếu tố mà chúng được vượt qua bằng việc đạt được một mức độ định cụ thể, chẳng hạn như những chướng ngại với sơ thiền, tầm và tứ (vitakka-vicāra) ở trong trường hợp nhị thiền, v.v. Mười loại liên quan đến thiền quán là xả đối với bất cứ sự hình thành nào liên quan đến Tứ thánh đế, Tứ thánh quả...

Bằng cách này, hành vi xả chỉ ra vai trò của xả trong sự liên hệ đến sự phát triển của thiền và quán. Tuy nhiên, trước khi xem xét vai trò này chi tiết hơn, pháp thọ xả cần được xem xét.

Pháp thọ xả (vedanupekkha) là phần thứ sáu trong danh mục của Phật Âm. Kinh nghiệm về các loại pháp thọ xả được xem xét trong những bản kinh phần lớn thuộc đề mục Khả năng xả (upekkhindriya). Khả năng này sinh khởi tùy thuộc vào sự tiếp xúc được cảm nhận là bình thản (S.V, 212), và được xác định là trải nghiệm không dễ chịu cũng không khó chịu thuộc về cả thân và tâm (S.V, 211).

Pháp thọ xả là một trong năm khả năng ấy, trong đó bốn khả năng khác là sự an lạc (sukkha) của thân, sự khổ đau (dukkha) của thân, sự hỷ lạc (somanassa) của tâm, và sự bất hỷ lạc (domanassa) của tâm (S.V, 209). Trong khi khả năng an lạc của thân và sự hoan hỷ của tâm tương ứng với lạc thọ (sukhā vedanā), và khổ đau của thân và sự bất hỷ lạc của tâm thuộc về khổ thọ (dukkhā vedana), thì khả năng xả tương ưng với các loại thọ bất khổ bất lạc (adukkhamasukhā vedanā) (S.V, 210). Bốn khả năng khác chấm dứt dần dần với việc đạt được bốn cấp độ thiền, nhưng khả năng xả chỉ chấm dứt với việc đạt được sự chấm dứt hành và thọ (S.V, 215).

Một dạng trình bày có liên quan đã gộp xả vào trong một danh mục sáu yếu tố (dhātu), mà trong đó bốn thứ đầu là lạc, khổ, hỷ lạc và bất hỷ lạc trong khi hai cái còn lại là xả và vô minh (avijjā) (M.III, 62). Đề cập đến vô minh trong đoạn kinh này sau đó đưa chúng ta đến phát triển quán như là yêu cầu cho việc vượt qua vô minh.

Pháp quán xả (vipassanupekkhā) là phần thứ bảy trong danh mục của Phật Âm. Như một ví dụ của loại xả đặc biệt này, Phật Âm đã đề cập đến một câu ở trong kinh Bất động lợi ích (Āneñjasappāya sutta): “Đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có”. Câu tương tương tự lại xuất hiện trong một bản kinh khác, mà theo đó những người đặt lời huấn thị này vào trong thực hành sẽ đạt được sự giác ngộ hoàn toàn hay trở thành vị Bất lai (A.IV, 70). Như kinh Bất động lợi ích chỉ ra, giải thoát hoàn toàn chỉ đạt được khi xả cũng cần phải được vượt qua.

Điều này gia cố một điểm đã được nói ở trước trong sự liên hệ với vô lượng xả, bởi vì trong Phật giáo Nguyên thủy, xả không được xem như mục đích cuối cùng, mà như một điều cũng cần phải vượt qua.

Một ẩn dụ chứng minh cách xả sinh khởi nhờ vào quán có thể được tìm thấy trong kinh Devadaha. Ẩn dụ này mô tả một người vô cùng khổ đau vì nhìn thấy một nữ nhân mà ông yêu thương đang tươi cười trò chuyện với một người đàn ông khác. Tuy nhiên, mỗi khi người này nhận ra nguyên nhân khổ đau của mình và cuối cùng vượt qua sự yêu thích nữ nhân đó, hành xử của ông sẽ không còn tác động đến ông (M.II, 223).

Có một bài kệ trong kinh Mahāviyuha nói cụ thể về xả liên quan đến các quan kiến (Sn. 911). Bởi vì những bài kệ trước đưa ra một phân tích sâu sắc về những nguy hiểm của việc chấp thủ các quan kiến, có lẽ xả được đề cập trong bài kệ này cũng nên được xem như là một hình thức của xả mà nó là kết quả của quán.

Sự thực, sự có mặt của xả và sự cân bằng như một kết quả của việc phát triển quán là một chủ đề luôn tái diễn trong các bản kinh, mặc dù không phải luôn được xem xét rõ ràng dưới đề mục xả. Một mô tả bổ sung về thái độ cân bằng này chỉ ra rằng đối với người đã đạt đến mức độ quán sâu hơn thì bất kỳ cảm thọ nào cũng sẽ không làm người ấy vui thích hay khổ đau. Điều này đưa chúng ta đến chủ đề trung bình xả.

Trung bình xả (tatramajjhattupekkhā) là phần thứ tám trong danh mục của Phật Âm. Theo trình bày của Phật Âm, trung bình xả là một chi phần có liên quan đến ba chi phần đầu và hai chi phần cuối trong danh mục của ngài, đó là lục nhập xả, vô lượng xả, giác chi xả, pháp thiền xả và pháp tịnh xả. Trong số này, chỉ hai chi phần cuối trong những biểu hiện này của trung bình xả, những thứ có liên quan đến vai trò của xả trong việc việc đắc thiền, là cần được xem xét.

Theo giải thích của Phật Âm, xả có mặt trong tất cả bốn thiền, nhưng nó giữ vị trí then chốt chỉ ở tam thiền và tứ thiền. Để minh họa quan điểm này của mình, Phật Âm so sánh xả ở nơi thiền thứ nhất và thứ hai với mặt trăng lưỡi liềm vào ban ngày, mà nó mặc dù có mặt sẽ không được nhìn thấy rõ. Vì lý do này, trong danh mục mười phần của mình, ngài chỉ đề cập rõ pháp thiền xả - xả được trải nghiệm trong thiền thứ ba; và pháp tịnh xả - xả được trải nghiệm trong thiền thứ tư.

Sự có mặt của xả trong thiền thứ ba được đề cập rõ ràng trong mô tả tiêu chuẩn về cấp độ định này, mà theo đó người nào đạt được thiền thứ ba được xem là người “xả niệm lạc trú” (D.I, 75). Trong quá trình ấy, một sự nhận thức vi tế nhưng thực có về xả và lạc có mặt (D.I, 183). Nhưng đến thiền thứ tư, hành giả sẽ “xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ.” Phật Âm giải thích rằng sự thanh tịnh của niệm ở mức độ định sâu này chính xác là nhờ xả.

Xả trong sự trải nghiệm thiền thì tinh tế hơn đáng kể so với những loại xả thế tục (M.I, 364). Tuy nhiên, ngay cả xả tinh tế và thanh tịnh của những giai đoạn định sâu hơn cũng chỉ là một trạng thái có điều kiện và như vậy cần phải buông bỏ (M.III, 243).

Bikkhu Pasādika - Nghiệp Đức dịch (Nguồn: Encyclopaedia of Buddhism, Volume 8, Taiwan - Uttarīmanussadhamma 2008)