Nguyễn Văn Thắng Thư Ký

Nguyễn Văn Thắng Thư Ký

Quê quán: phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tên tôi là Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc kinh doanh hạ tầng khu vực Miền Bắc.

Để trở thành một nhân lực chủ chốt của tập đoàn tôi đã trải qua nhiều vị trí khác nhau sau thời gian miệt mài học tập trên giảng đường đại học.

Kinh doanh là niềm đam mê và yêu thích của tôi ngay từ thời học cấp ba. Quá trình học về chuyên ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học giúp cho tôi hiểu hơn về kinh doanh và những yếu tố để giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Các kiến thức tại giảng đường đại học là một phần cơ bản để tôi có thể vận dụng tốt hơn vào công việc quản trị doanh nghiệp của mình.

Sau nhiều năm phấn đầu từ một nhân viên kinh doanh tôi đã trở thành giám đốc kinh doanh của một tập đoàn lớn như STP Group. Chính sự kiên định, ham học hỏi và trau dồi khả năng là những điều kiện tiên quyết để giúp tôi có ngày hôm nay.

Kiến thức là chưa bao giờ đủ, trong quá trình làm việc tại tập đoàn STP Group tôi luôn học hỏi cách nói chuyện từ các anh chị lãnh đạo cấp cao.

Học tập thêm các kiến thức sản phẩm bằng cách đến trực tiếp các nhà máy sản xuất. Xem công ty đang sản xuất và kinh doanh sản phẩm gì. Tìm hiểu các kích thước và đặc trưng của sản phẩm. Bởi chính mình phải hiểu được sản phẩm mà công ty đang có thì mới có thể chia sẻ cũng như giới thiệu tốt nhất đến quý khách hàng.

Tạo dựng niềm tin, xây dựng uy tín cho các sản phẩm mà STP Group luôn là trách nhiệm và mục tiêu trong việc của tôi. STP Group là một tập đoàn lớn và uy tín trong ngành nhựa.

Sau nhiều năm phát triển thương hiệu và sản phẩm ống nhựa trên khắp thị trường toàn quốc. Là người phụ trách toàn bộ thị trường hạ tầng Miền Bắc, tôi sẵn sàng cống hiến những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm để tập đoàn phát triển vững mạnh trong tương lai.

Mặc dù thị trường Miền Bắc là một miếng bánh ngon mà doanh nghiệp nào cũng muốn chiếm ưu thế. Những mới năng lực khả năng của bản thân, cũng như chất lượng và giá thành sản phẩm mà tôi tự tin STP Group sẽ ngày càng chiếm nhiều ưu thế và nhận được nhiều sự quan tâm và sử dụng nhiều hơn của các quý đối tác và khách hàng ở khu vực này.

Mục tiêu chính của tôi trong tương lai vẫn là liên tục đổi mới bản thân. Đưa ra từng chiến lược rõ ràng trong những giai đoạn để gặt hái được nhiều thành công với các đơn hàng lớn. Giúp cho tập đoàn STp Group luôn phát triển vững mạnh.

Bộ GTVT xác định chuẩn hóa mạng lưới quốc lộ, nâng cấp đường địa phương đảm bảo tính kết nối giữa các phương thức vận tải...

Trong quy hoạch đường bộ 10 năm tới, Bộ GTVT xác định chuẩn hóa mạng lưới quốc lộ, nâng cấp đường địa phương đảm bảo tính kết nối giữa các phương thức vận tải...

Cảng Cát Lái được xếp vào top 30 cảng biển lớn nhất thế giới, nhưng hệ thống giao thông kết nối vào cảng đang quá tải trầm trọng, ùn tắc, kẹt xe thường xuyên xảy ra.

Anh Phan Quang, một chủ xe container nói: “Ùn tắc khiến thời gian quay vòng xe ra vào cảng rất thấp. Xe tải trung bình 2 chuyến ngày, xe container chỉ 1,5 chuyến/ngày, không như kỳ vọng so với chi phí DN bỏ ra đầu tư phương tiện”.

Ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Thường trực Hội Cầu đường cảng thành phố cho hay, lượng xe tăng đột biến dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên do vượt khả năng thông hành các tuyến đường kết nối cảng.

“Theo quy hoạch, đường vào cảng chỉ 12.000 xe/ngày đêm nhưng đến nay tăng lên 26.000 xe ra vào cảng thông qua các tuyến đường Mai Chí Thọ, Võ Chí Công, Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống. Nếu không có giải pháp mở rộng, đầu tư thêm đường, thời gian tới giao thông rất căng thẳng”, ông Trường thông tin.

Thống kê của Sở GTVT TP HCM, chỉ trong năm 2020 có đến 133 vụ ùn tắc trên các tuyến đường thông qua cảng.

Tương tự, cảng SSIT (cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một trong hơn 20 cảng của thế giới có thể tiếp nhận tàu container trọng tải lên đến trên 200.000 tấn.

Tuy nhiên, tuyến “cửa ngõ” duy nhất là QL51 đang quá tải, mặc dù mới được mở rộng khoảng 10 năm. Tuyến cao tốc kết nối TP HCM là cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng thường xuyên chịu cảnh ùn tắc.

Câu chuyện của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, Cát Lái cũng là thực trạng chung của các cảng biển và đường thủy hiện nay. Đánh giá sau gần 10 năm thực hiện quy hoạch đường bộ, đại diện TCT Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) cho hay, thị phần vận tải đường bộ tuy có giảm nhưng vẫn áp đảo các phương thức vận tải khác.

Nguyên nhân bởi hạ tầng kết nối đường bộ yếu kém, ảnh hưởng lớn đến tái cơ cấu vận tải giữa các phương thức. Các cảng biển đặc biệt như Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải chưa có đường cao tốc kết nối theo quy hoạch. Một số dự án giao thông quan trọng kết nối với đường quốc gia như vành đai 4, 5 chưa được Hà Nội và TP.HCM đầu tư.

Với 24.000km quốc lộ, thời gian qua, ngành GTVT đã ưu tiên mở rộng QL1, đầu tư tuyến ven biển. Tuy nhiên, quy mô và năng lực đường bộ kết nối các cảng biển, hàng không, đường thủy, ga đường sắt và trung tâm đầu mối khác chưa đáp ứng yêu cầu.

Tính kết nối giữa mạng đường bộ quốc gia với các phương thức vận tải khác còn yếu. Cửa ngõ các thành phố lớn, các tuyến quốc lộ hướng tâm thường xuyên ùn tắc.

Cũng theo đại diện TEDI, ngoài việc hoạch định chưa chính xác, lý do chính là do nguồn lực đầu tư mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu. Bên cạnh đó, do vướng cơ chế nên việc đầu tư các tuyến quốc lộ chưa đảm bảo tiến trình quy hoạch.

Cả địa phương và trung ương cùng “gánh”

Để giải quyết thực trạng trên, trong quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, Bộ GTVT đưa ra nhiều giải pháp đột phá như: Chuẩn hóa hệ thống quốc lộ, nâng cấp một số tuyến quốc lộ trọng yếu kết nối tới đầu mối vận tải lớn như cảng biển, cảng ĐTNĐ, cảng hàng không sân bay, ga đường sắt chưa có đường cao tốc song hành.

Những đoạn đường nhánh nối giữa hệ thống quốc lộ với các cảng biển và ĐTNĐ do địa phương quản lý sẽ được quy hoạch thành quốc lộ để đầu tư bảo trì với tổng số 210km.

Bên cạnh đó, sẽ chuyển 7.000km đường địa phương lên quốc lộ, nâng tổng số km quốc lộ được chuẩn hóa từ 24.000km hiện nay lên 32.000km nhằm tăng tính kết nối liên vùng. Đặc biệt, để hệ thống quốc lộ thông suốt và liền mạch, quy hoạch lần này sẽ chuyển hơn 2.000km đường quốc lộ không đảm bảo tiêu chí thành đường địa phương.

Về kết nối đường bộ đến sân bay, quy hoạch đặt vấn đề kết nối cho các cảng hàng không có công suất dưới 30 triệu khách/năm, đồng thời kết hợp với các hình thức đường sắt đô thị kết nối với các sân bay có công suất lớn hơn và có các tuyến đường bộ tiếp cận kết nối với từng sân bay.

Đối với cảng biển, nhất là Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải sẽ có tuyến cao tốc kết nối trực tiếp. Các cảng biển còn lại sẽ có cao tốc và quốc lộ kết nối; các cảng biển loại 2, 3, các cảng thủy nội địa, ga đường sắt ngoài đô thị cũng sẽ được kết nối bằng hệ thống quốc lộ.

Đại diện đơn vị tư vấn đánh giá, các tuyến nhánh nối từ quốc lộ với cảng biển, ĐTNĐ đa phần do các địa phương quản lý. Do phân cấp quản lý chưa rõ ràng nên không được đầu tư nâng cấp, mở rộng và bảo trì dẫn đến nhỏ hẹp, hay xảy ra tắc nghẽn.

“Đối với các cảng chưa có quốc lộ kết nối trực tiếp, Bộ GTVT đề xuất quy hoạch các nhánh nối vào hệ thống quốc lộ, tăng kết nối các phương thức vận tải, giúp giảm chi phí logistics. Theo kịch bản dự báo, khi thực hiện đầy đủ theo quy hoạch, các tuyến quốc lộ kết nối tốt sẽ giúp giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần các phương thức vận tải khác”, đại diện TEDI nói.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, quy hoạch đường bộ mới được xây dựng trên cơ sở khắc phục bất cập trong kết nối, thị trường vận tải và lưu lượng xe được dự báo trong tương lai; tập trung ưu tiên nâng cấp, cải tạo, đảm bảo ATGT các tuyến quốc lộ chưa đảm bảo nhu cầu vận tải.

“Việc đưa đường địa phương lên quốc lộ hay chuyển quốc lộ thành đường địa phương được rà soát kỹ lưỡng đảm bảo tính kết nối ngang, kết nối dọc. Việc kết nối đường bộ với 4 lĩnh vực khác cũng được rà soát kỹ đảm bảo tính khả thi”, ông Huyện nói.

Để đảm bảo nhu cầu vận tải, kết nối của đường bộ đến năm 2030, theo quy hoạch cần đến gần 1,1 triệu tỷ đồng đầu tư cả cao tốc và quốc lộ. Trong khi đó, thực tế bố trí từ nguồn ngân sách và huy động đầu tư giai đoạn 2011-2020 đạt khoảng 573 nghìn tỷ đồng.

Nói về cơ chế đầu tư đường nhánh nối giữa quốc lộ và cảng biển, chuẩn hóa hệ thống quốc lộ, đại diện TEDI cho biết, sau khi cân đối nguồn lực để đầu tư 5.000km đường cao tốc thì nguồn lực còn lại để đầu tư xây dựng quốc lộ đạt chuẩn không nhiều.

“Thời gian qua, nhiều địa phương muốn dùng ngân sách của mình để cải thiện hạ tầng giao thông nhưng do vướng Luật Ngân sách nên không thực hiện được. Để phân bổ nguồn lực, quy hoạch đường bộ đã đề xuất cơ chế Trung ương và địa phương cùng đầu tư cả cao tốc và quốc lộ”, đại diện TEDI cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, những tuyến quốc lộ hiện tại đã có trong quy hoạch thuộc trách nhiệm trung ương đầu tư.

Những tuyến quốc lộ có trong quy hoạch nhưng chưa được đầu tư thuộc trách nhiệm của địa phương. Ví dụ một tuyến đường của địa phương cắt qua QL1 nhưng nối xuống đường biển sẽ được định hướng trong quy hoạch là quốc lộ. Trước mắt, những tuyến này sẽ do địa phương đầu tư và sau đó hoàn tất thủ tục chuyển thành quốc lộ trung ương quản lý.

“Quy hoạch đường bộ đưa ra cơ chế mở, khi đầu tư một tuyến quốc lộ, có thể địa phương dùng vốn địa phương đầu tư hoặc trung ương đầu tư. Cũng có thể cả địa phương và trung ương cùng đầu tư. Trong lần sửa đổi Luật GTĐB, Bộ GTVT sẽ đưa cơ chế này vào trong dự thảo Luật làm cơ sở pháp lý để thực hiện”, ông Cường cho biết.

Về xử lý tình trạng cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, yếu kém nêu trên; quán triệt và tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước.

Hai người đàn ông trú tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vừa bị cơ quan chức năng ban hành quyết định xử phạt hành chính do có hành vi vi phạm trong lĩnh vực ANTT, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực gia đình do đã có hành vi đánh đập vợ, con.

Ngày 18/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Thuận An (Bình Dương) đã bắt giữ Nguyễn Văn Thắng (SN 1990, ngụ Kiên Giang) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 27 - 6, tại kỳ họp thứ 40, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa 14, ông Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đã được bầu chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Đến xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp (Bình Phước) hỏi thăm về doanh nghiệp sản xuất hạt điều thô xuất khẩu của anh Nguyễn Văn Thắng (SN 1990), thanh niên sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, hầu như ai cũng biết.

Trong thời gian từ tháng 1-2019 đến khi bị bắt, Thắng cùng Bảo đã tổ chức cá độ bóng đá cho nhiều con bạc tham gia với tổng số tiền cá cược hơn 38 tỷ đồng.

Ngày 31-12, được biết Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT) - Công an TP Hà Nội vừa phá vụ án buôn bán, vận chuyển thuốc lá, xì gà do nước ngoài sản xuất,  đồng thời tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Thắng, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội về hành vi buôn bán hàng cấm.

Ngày 1-10, người dân khóm 4, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã tập trung về nhà ông Nguyễn Văn Thắng (52 tuổi, ngụ cùng địa phương) để giúp gia đình nạn nhân lo tang lễ cho 3 người. Không khí tang thương bao trùm khi thi thể 3 người trong cùng gia đình đang chờ tổ chức tang lễ theo phong tục địa phương...

Nguyễn Văn Vinh nhận chạy án với tổng số tiền là 1,1 tỷ đồng. Trong đó, Nguyễn Văn Thắng được chia 20 triệu, Nguyễn Huệ Sang hưởng 30 triệu, còn lại Vinh chiếm đoạt hết.

Lợi dụng sự sơ hở của du khách, Thắng đã trộm ví và điện thoại di động của 3 người đi vãn cảnh Yên Tử.

Không phải ngẫu nhiên Đội quản giáo số 2 (Đội 2) được ví như “xương sống” của Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Nam. Đội quản lý số đối tượng đang trong giai đoạn tạm giữ, tạm giam; các trường hợp đang kháng án hoặc chờ chuyển trại khi bản án đã được tuyên.

Ngày 11-7, Công an tỉnh BR-VT đã tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Thắng (40 tuổi, trú tại thôn Phước Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành) để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi mua và sử dụng trái phép vật liệu nổ.

Tòa án nhân dân huyện Tân Trụ, tỉnh Long An vừa đưa đối tượng Nguyễn Văn Thắng, 24 tuổi, ngụ ấp 5, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 6 năm tù giam về tội cướp tài sản.

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã ký kết thoả thuận hợp tác đầu tư phát triển hạ tầng và trang thiết bị y tế.

Ngày 8/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 45) Công an tỉnh Hải Dương ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Thắng (SN 1992, ở thôn Văn Thọ, xã Đại Đức, huyện Kim Thành, Hải Dương) về hành vi giết người. Nạn nhân của Thắng trong vụ án này là Nguyễn Văn Hảo (cũng trú tại địa chỉ trên), Hảo là anh con nhà bác của Thắng.

Hồi 10h, ngày 20/1, tại Km 119+200 quốc lộ 3 thuộc địa phận xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, tổ tuần tra số 1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Kạn đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Thắng (trú tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) vận chuyển 25kg pháo nổ các loại.

Hồi 10h, ngày 20/1/2015, tại Km 119+200 quốc lộ 3 thuộc địa phận xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, Tổ tuần tra số 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Kạn đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Thắng trú tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vận chuyển 25kg pháo nổ các loại.