Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách 588 ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2023 (không tính các ứng viên ngành an ninh và quân sự). Trong đó, ngành toán học có 2 người đạt chuẩn giáo sư là bà Tạ Thị Hoài An và ông Đoàn Thái Sơn, cùng công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Bà đã dũng cảm tự mình đến gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đề xuất việc mở một trường ĐH mà không cần nguồn tài trợ từ Nhà nước
Học phí ban đầu chỉ là 10 cân gạo. Nhà trường không thể thu học phí cao hơn vì lo sợ rằng học phí đắt sẽ ngăn cản sinh viên khó khăn tiếp cận với giáo dục. Do đó, trong giai đoạn đầu, trường hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tài chính từ bà Sính cùng với sự quyên góp từ Pháp.
Năm 1994, khi tiến hành tổng kết mô hình thí điểm của trường ĐH dân lập, ĐH Thăng Long đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về mặt học thuật. Tuy nhiên, về mặt tài chính, mô hình này không thể tồn tại lâu dài nếu chỉ dựa vào tiền quyên góp để trả lương cho giảng viên. Dù vậy, các vấn đề về tài chính có thể được giải quyết dần, là cơ sở cho việc phát triển của các trường ĐH dân lập như hiện nay.
Người thành lập trường Đại học tư nhân đầu tiên của Việt Nam
Nhận được một lá thư từ GS Bùi Trọng Liễu gửi từ Pháp vào năm 1988, mời 5 nhà khoa học hợp tác thành lập một trường ĐH tư nhân, bà Sính đã nhen nhóm lòng khát khao xây dựng một ngôi trường nhằm khắc phục các hạn chế của các trường ĐH công lập trong bối cảnh thời điểm đó. “Tôi xin mở trường tư thục với hai lý do: giúp giảng viên bớt khổ, có thể sống bằng nghề của mình và thay đổi giáo trình giảng dạy, mang kiến thức du học nước ngoài truyền đạt tới các thế hệ sinh viên”, GS chia sẻ.
Bà đã dũng cảm tự mình đến gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đề xuất việc mở một trường ĐH mà không cần nguồn tài trợ từ Nhà nước và ông đã đồng ý. Khóa học đầu tiên của ĐH Thăng Long đã thu hút một số lượng sinh viên giỏi, những người chỉ thiếu 1 đến 2 điểm để được vào các trường ĐH danh tiếng như Bách Khoa, Sư phạm,...
Bà Hoàng Xuân Sính trong bức ảnh chụp cùng gia đình ở tuổi 90
Do truyền thống của gia đình tri thức, nên các con cháu của bà Sính đều chọn con đường giảng dạy và cống hiến cho sự phát triển của khoa học và giáo dục. Hiện nay, trong gia đình, ngoài bà Sính là GS, con dâu của bà là Trần Thị Ngọc Lan cũng là nữ PGS - TS đầu tiên trong lĩnh vực thanh nhạc, đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng cho ngành âm nhạc của đất nước. Mặc dù không có kiến thức chuyên sâu về âm nhạc, nhưng GS Sính luôn đánh giá cao tinh thần tự học và sự nghiên cứu không ngừng của bà Lan.
Tại Việt Nam, Giáo sư (tiếng Anh: Professor) là một học hàm, chức danh hoặc chức vụ khoa học dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, được nhà nước Việt Nam phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động (lĩnh vực) đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Phó Giáo sư (tiếng Anh: associate professor) là một chức danh khoa học dành cho người nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học, sau đại học nhưng ở cấp thấp hơn giáo sư (professor). Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Phó Giáo sư còn được gọi là "Giáo sư cấp I". Nhưng thực tế thường bị "mất" đi cái đuôi "cấp I" nên để tránh nhầm lẫn với Giáo sư (professor), từ năm 1988 đã có quy định thống nhất chỉ dùng chức danh "Phó Giáo sư", mà không dùng "Giáo sư cấp I" nữa.
Từ năm 1976, ở Việt Nam đã chủ trương đào tạo trên đại học trong cả nước. Một số trường, cơ sở đào tạo lớn bắt đầu đào tạo phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ).
Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực bậc cao, Nhà nước Việt Nam chủ trương phong hàm Giáo sư (professor), Phó Giáo sư (associate professor) cho đội ngũ nhà giáo và các nhà khoa học. Tuy nhiên có nhiều ý kiến của các giáo sư cho là chức danh giáo sư cần được cải cách theo tiêu chuẩn quốc tế.[1]
Ngày 11 tháng 9 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 162/CP về việc phong hàm giáo sư cho 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu đã được nhà nước tôn vinh phong hàm giáo sư đầu tiên của Việt Nam là:[2]
Sau đợt phong hàm giáo sư đầu tiên, Chính phủ đã tổ chức xét và công nhận học hàm Giáo sư, Phó giáo sư nhiều đợt vào các năm: 1980, 1984, 1986 (bổ sung khoa học quân sự), 1988, 1991 và 1996. Trong các đợt này, gần 4000 nhà giáo và nhà khoa học đã được phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư.
Ngày 17 tháng 5 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2001/NĐ-CP "Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư". Theo nghị định này, việc xét và phong hàm giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo từng năm.
Năm 2016, 65 giáo sư, 638 phó giáo sư (Quyết định số 55/QĐ-HĐCDGSNN). Trong đó có 5 nữ giáo sư là: Vũ Thị Thu Hà (sinh năm 1970), ngành Hóa học, lúc được phong đang làm việc tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam; Nguyễn Khanh Vân (sinh năm 1953), ngành Khoa học Trái Đất, lúc được phong đã nghỉ hưu; Lê Thị Sơn (sinh năm 1955) ngành Luật học, lúc được phong làm việc tại Trường Đại học Luật Hà Nội; Lê Thị Chiều (sinh năm 1947), ngành Luyện kim, lúc được phong đã nghỉ hưu; Lê Thị Hoài Phương (sinh năm 1958), ngành Nghệ thuật, lúc được phong làm việc tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; và Bùi Thị Thu Hà (sinh năm 1967) ngành Y học, lúc được phong làm việc tại Trường Đại học Y tế công cộng. Giáo sư trẻ nhất là Trần Đình Thắng, sinh năm 1975, ngành Hóa học, lúc được phong làm việc tại Trường Đại học Vinh. Phó giáo sư trẻ nhất là Trần Xuân Bách, sinh năm 1984, ngành y học, Trường Đại học Y Hà Nội.[7]
Năm 2018, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố đầu tháng 2-2018, 1.226 người được cho là đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Do dư luận phản ứng, Thủ tướng đã chỉ đạo Hội đồng chức danh rà soát lại danh sách này. Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ - chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, đã giao Thanh tra Bộ chủ trì xác minh làm rõ. Ngày 6-3, trong danh sách mới 74 người được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.057 người phó giáo sư. 95 người không còn tên trong danh sách mới có nhiều cán bộ quản lý như ứng viên GS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế, ứng viên GS Lê Quân - thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, ứng viên PGS Trương Xuân Cừ - Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc, ứng viên PGS Hà Anh Đức - thư ký Bộ trưởng Bộ Y tế, ứng viên PGS Nguyễn Hùng Long - phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ứng viên PGS Lê Quang Minh - giám đốc Sở Y tế Hà Nam, ứng viên PGS Trịnh Thanh Hùng - Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật Bộ Khoa học và công nghệ...[8]
Tháng 12 năm 2019, có 73 tân giáo sư và 349 tân phó giáo sư được công nhận. Hai tân giáo sư trẻ nhất cùng 38 tuổi là bà Nguyễn Khánh Diệu Hồng, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội (ngành Hóa học) và ông Sĩ Đức Quang, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội (ngành Toán học).[9]
Một người sẽ được xét chức danh Giáo sư khi đạt một số tiêu chuẩn về nghiên cứu, hướng dẫn, và giảng dạy. Người đó sẽ phải làm hồ sơ nộp lên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở. Sau đó hội đồng sẽ thẩm định hồ sơ, phỏng vấn các ứng viên và quyết định có phong hay không qua hình thức bỏ phiếu kín lấy đa số. Kết quả trình lên Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước.
Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước Việt Nam là hội đồng quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam, là cơ quan có nhiệm vụ, vai trò như trọng tài đề cử, xem xét, và phong tặng chức danh giáo sư của Việt Nam.
Ứng viên chỉ được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư sau khi có quyết định bổ nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học.
Chức danh giáo sư cần được cải cách theo tiêu chuẩn quốc tế.[1]
Bà Sính (ngoài cùng bên trái) và người thầy hướng dẫn làm luận án tiến sĩ (ở giữa)
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở giai đoạn căng thẳng nhất, bà Sính đảm nhận vai trò trưởng bộ môn Đại số. Bà phải đồng thời dìu dắt, bổ sung kiến thức và hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển năng lực và tự mày mò để hoàn thành luận án Tiến sĩ của mình.
Năm 1972, trong khi máy bay B-52 của Mỹ ném bom xuống Hà Nội, bà Sính đang dẫn các sinh viên đi thực tập tại trường phổ thông Phú Xuyên B. Trong những đêm ấy, máy bay gầm rít khủng khiếp mỗi đêm rồi tiếng bom nổ liên tiếp, bà vẫn ngồi làm việc vì chỉ buổi tối mới có thời gian cho nghiên cứu.
Trong suốt 5 năm thực hiện luận án Tiến sĩ (từ 1967-1972), hai thầy trò chỉ giao tiếp với nhau qua 5 lá thư, mỗi lá thư cách nhau ít nhất 8 tháng. Ngoài việc trao đổi kiến thức, GS Grothendieck từng nhấn mạnh với bà Sính rằng "nếu không làm được bài toán khả nghịch thì bỏ đó, không cần làm nữa". Tuy nhiên, bà Sính đã không từ bỏ. Trong bức thư tiếp theo, bà cho hay "đã thành công đảo ngược các vật thể". Ở trong lá thư cuối cùng, bà thông báo rằng dàn bài luận án Tiến sĩ của mình đã hoàn thành.
Nữ Giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam
Bà Sính sinh năm 1933 tại làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (hiện là phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Sau khi tốt nghiệp bằng Tú tài 1 tại Trường THPT Chu Văn An, bà sang Pháp du học tại Đại học Toulouse.
Trở thành Thạc sĩ ở Pháp là một việc vô cùng khó khăn nhưng bà đã làm được ở tuổi 26. Mặc dù có cơ hội phát triển sự nghiệp ở Pháp, bà vẫn tự nguyện rời bỏ cuộc sống ở phương Tây để quay về quê hương, ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra khốc liệt.