Những doanh nghiệp (DN) này đa dạng về ngành nghề, từ sản xuất, đầu tư, thương mại và dịch vụ. DN nước ngoài thường có mức lương cao hơn so với mặt bằng chung và dĩ nhiên, những yêu cầu cũng cao hơn tùy vào từng vị trí tuyển dụng. Về cơ bản, ƯV cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt (cơ bản là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, Hàn, Trung,...) tùy vào DN đó đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ nào.
Câu chuyện phỏng vấn của người “ngoại đạo”
Chị Thu Trà cũng hóm hỉnh khi nói rằng bản thân mình là người “ngoại đạo” vì đã ứng tuyển thành công vào một công ty nước ngoài, trong khi đó các công ty khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã từ chối.
“Nói thêm một chút về background của mình lúc ấy: Drop out đại học từ năm 2 (2013), không có bằng cấp gì. Kinh nghiệm chủ yếu cũng là dạy tiếng Anh, thậm chí là nhảy việc khá liên tục ở các công việc khác. Ngoài ra mình cũng chưa từng làm gì trong ngành marketing.”
Với công việc mới ứng tuyển thành công, chị Thu Trà được hẹn phỏng vấn qua Skype để trao đổi sơ qua về vòng 1 cho vị trí công việc là một “Publisher”.
“Nghe giải thích mình cũng ù ù cạc cạc vì nhiều khái niệm chuyên ngành quá. Thời điểm đó là tháng 5, trong khi kế hoạch của mình là tháng 6 mới chuyển vào Sài Gòn. Tuy nhiên khi mình nghe nhà tuyển dụng nói rằng thứ hai tuần sau sẽ tới Sài Gòn, cùng với một vài công ty khác cũng yêu cầu mình phỏng vấn vòng 2 trực tiếp, mình sắp xếp tất cả mọi công việc ở Hà Nội, đặt vé máy bay, đóng gói đồ đạc, nhờ bạn tìm nhà và lên chuyến bay vào tối thứ hai.
Mình vào tới Sài Gòn, nhắn tin cho người phỏng vấn (đoạn sau trở đi mình gọi là anh sếp nhé) rằng: “Em đang ở Sài Gòn rồi này, em rất hy vọng được làm việc cho công ty nên mong muốn có thể được tới phỏng vấn trực tiếp ở văn phòng”. Anh sếp đã trả lời và hẹn mình sáng thứ tư tới phỏng vấn.
Và kì diệu thay, trưa thứ năm, anh sếp nhắn tin nói mình là hôm sau đi làm.
Nói thật mình quên hết tất cả những gì mình đã thể hiện trong buổi phỏng vấn rồi, đó là offer duy nhất mình được nhận, mình bắt đầu đi làm, sau 1 tuần đầu tiên làm việc thì mình có khách hàng đầu tiên đồng ý hợp tác.
Sau này anh sếp hay trêu mình rằng hồi đó mình nhắn tin khổ sở lắm, nào là cần công việc này, nào là rất muốn được làm việc, nhưng có lẽ chính vì cái sự quyết tâm đó của mình đã kết nối được với sếp. Vì mình phải thừa nhận rằng trong thời gian làm việc ở công ty cũ, anh sếp đã hỗ trợ mình rất nhiều cũng như thỉnh thoảng “bênh” mình nếu lỡ sai”.
Các cổng thông tin tìm kiếm việc làm phổ biến nhất ở Hoa Kỳ
là trang tìm kiếm việc làm lớn nhất ở Mỹ và trên toàn thế giới. Cơ sở dữ liệu của tài nguyên chứa hơn một triệu lời mời làm việc từ các nhà tuyển dụng và hơn 150 triệu hồ sơ xin việc. Tìm kiếm nâng cao cho phép bạn tìm kiếm các vị trí tuyển dụng không chỉ theo tên và thành phố, mà còn theo các kỹ năng và từ khóa.
- nền tảng quảng cáo điện tử phổ biến nhất ở người Mỹ. Nó cung cấp nhà cho thuê, hàng hóa và dịch vụ khác nhau, hẹn hò, cũng như làm việc ở Hoa Kỳ.
- trang tìm kiếm việc làm hàng đầu thế giới. Hàng tháng, nó được hơn 180 triệu người dùng từ 50 quốc gia khác nhau truy cập.
- một trang web tìm kiếm việc làm lớn khác, một trong ba trang web hàng đầu ở Hoa Kỳ Hàng tháng, khoảng 24 triệu người tìm việc truy cập. Trang web này đại diện cho hầu hết các công ty trong danh sách Fortune 1000.
Một cuộc sống nhỏ. Để tìm việc làm cho người nước ngoài, hãy nhập tên ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn vào trường tìm kiếm. Tiếp theo, tất cả những gì bạn phải làm là sắp xếp kết quả theo ngày và các tiêu chí khác.
Các công ty chuyên biệt tập trung vào việc tìm kiếm nhân viên cho các công ty ở Hoa Kỳ. Họ quan tâm đến việc tìm cho bạn một công việc vì bạn trả tiền cho nó. Danh tiếng và thu nhập của họ phụ thuộc vào kết quả của bạn. Điều rất quan trọng là làm việc với một cơ quan đáng tin cậy. Hãy chắc chắn để yêu cầu họ cho một giấy phép. Công ty phải ký hợp đồng với mỗi người nộp đơn, trong đó phải nêu rõ tất cả các vị trí tuyển dụng được chấp nhận và nhà tuyển dụng, tiểu bang hoặc thành phố làm việc mong muốn và các chi tiết khác. Cơ quan sẽ cung cấp cho bạn các vị trí tuyển dụng và sắp xếp các cuộc phỏng vấn cho đến khi bạn nhận được cuộc gọi tuyển dụng. Đây là tùy chọn tìm kiếm dễ dàng nhất hiện có, mặc dù nó tốn tiền.
Tìm một công việc ở Hoa Kỳ cho một người di cư không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng nó hoàn toàn có thể. Tất cả phụ thuộc vào yêu cầu của bạn và thời gian bạn sẵn sàng bỏ ra để tìm được công việc "hoàn hảo".
Khởi động hành trình “tìm việc quốc tế”
Khi đã khoanh vùng được phạm vi quốc gia hay khu vực, bạn hãy bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở mục việc làm quốc tế của các chuyên trang tìm việc như CareerViet.vn, hoặc trực tiếp truy cập các cổng thông tin nghề nghiệp quốc tế của các doanh nghiệp nước ngoài. Sau khi xác định công ty muốn làm việc, hãy xem những người khác đang nói gì về họ thông qua các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các công cụ đánh giá doanh nghiệp.
Hoàn thiện kỹ năng phỏng vấn trực tuyến
Rõ ràng là việc bay đi khắp các nước để tham dự phỏng vấn rất khó xảy ra, nên bạn cần học cách sử dụng thành thục các công cụ trò chuyện trực tuyến, ví dụ như Skype. Kiểm tra kỹ chức năng bật/tắt camera máy tính, chọn ngồi ở nơi có phông nền (background) trung tính, và sửa soạn vẻ ngoài tươm tất, chỉn chu bất kể thời gian phỏng vấn là đêm hay ngày.
Nếu bạn thông thạo một ngôn ngữ, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để chứng minh điều đó. Phỏng vấn viên sẽ không chỉ yêu cầu bạn trao đổi bằng ngoại ngữ mà đôi khi còn thực hiện một bài kiểm tra ngôn ngữ, hãy sẵn sàng để mang lại kết quả tốt nhất.
Tác giả DVLottery.me 2020-08-27
Tối đa hóa cơ hội trúng thưởng Xổ số DV của bạn với ứng dụng 7ID!
Cài đặt 7ID trên iOS hoặc Android
Deal lương cao nhưng không thấy “ngại”
“Mình không dám nói lương của mình cao so với mọi người, mình chỉ so sánh với chính bản thân mình, công việc lần này lương cứng mình deal được mức lương cao gấp 4 lần lương khởi đầu của công việc trước”.
Sau câu chuyện về công việc đầu tiên, tính đến thời điểm hiện tại chị Thu Trà đã có mức lương cao hơn gấp 4 lần khởi đầu bởi nhiều lý do, trong đó bao gồm việc chị Trà không còn là một newbie nữa kết hợp với việc chị luôn chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho mỗi buổi phỏng vấn. Một điều thú vị nữa là chị Trà đã từng thể hiện trực tiếp kỹ năng, kiến thức và trình độ đến nhà tuyển dụng, thông qua việc chị đã làm phiên dịch cho sự kiện của doanh nghiệp tuyển dụng.
Quan trọng nhất là để deal lương sao cho cao nhưng không thấy “ngại”, chị Thu Trà đã có chia sẻ những bài học giá trị về việc chuẩn bị portfolio xin việc, dựa theo những kinh nghiệm của chính chị, như là:
– Giới thiệu bản thân một cách thật tự tin.
– Giải thích lý do tại sao nghỉ việc, ví dụ như chuyển tới thành phố khác, học thêm kỹ năng mới, v.v.
– Chia sẻ về thành tích ở công ty cũ một cách cụ thể, có đầy đủ chi tiết, số liệu nhưng tuyệt đối không tiết lộ bí mật công ty.
– Cung cấp những phân tích về công ty mới thông qua việc tổng hợp số liệu từ website và dashboard của công ty rồi dựa theo đó để phân tích. Chị Trà cho rằng bước này rất quan trọng, bởi nó vừa thể hiện sự nghiêm túc của bạn tới công ty, vừa thể hiện được kỹ năng report và data analytic.
– Cuối cùng là chia sẻ các quan điểm cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp và kế hoạch sẽ thực hiện khi đi làm.
Không chỉ dừng ở portfolio, chị Thu Trà còn trao đổi với nhà tuyển dụng trong quá trình thử việc để thiết lập KPI trong giai đoạn này, cũng như là mục tiêu tăng lương sau khi thử việc.
“Mình chia sẻ thật là mình từng bị rất nhiều nhà tuyển dụng từ chối, mình chỉ nghĩ đơn giản là không có duyên. Nên khi bạn hiểu bản thân, biết điểm yếu điểm mạnh, sống tự tin và sống đủ thì mình chắc chắn sẽ luôn tìm được công việc phù hợp. Và một điều quan trọng: chủ động. Cả hai câu chuyện mình kể trên đều có sự chủ động của chính bản thân mình để tự tạo cơ hội.”
Với những chia sẻ trên từ chị Thu Trà, VietnamWorks hy vọng rằng câu chuyện về kinh nghiệm xin việc ở công ty nước ngoài sẽ lan tỏa đến nhiều bạn trẻ, những người đang còn nhiều băn khoăn, lo lắng trên hành trình sự nghiệp của mình. Thông qua đó, đây sẽ là bài học giá trị giúp các bạn có thể dễ dàng tiến gần đến mục tiêu sự nghiệp của mình hơn!
Xem thêm: Thiết lập Cột Mốc trong sự nghiệp – Thành hay bại dựa cả vào đây
— HR Insider — VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Nhận bài viết qua email cùngHR Insider – VietnamWorks.
Nếu bạn đang nung nấu ý định thử thách bản thân ở môi trường làm việc tại một quốc gia khác và trước khi thật sự có thể gói ghém hành lý đi xa, cùng CareerViet.vn tìm hiểu xem Vicki Salemi – chuyên gia nghề nghiệp của Monster, đã chia sẻ bí quyết gì cho các ứng viên tìm việc ở nước ngoài nhé.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nếu bạn đang nung nấu ý định thử thách bản thân ở môi trường làm việc tại một quốc gia khác và trước khi thật sự có thể gói ghém hành lý đi xa, cùng CareerViet.vn tìm hiểu xem Vicki Salemi – chuyên gia nghề nghiệp của Monster, đã chia sẻ bí quyết gì cho các ứng viên tìm việc ở nước ngoài nhé. Bên cạnh đó, tại Việt Nam còn có công ty dược nước ngoài tuyển dụng, giúp bạn có nhiều sự lựa chọn cho công việc của mình hơn.
Nhiều khả năng bạn đã có điểm đến trong đầu, nhưng nếu không, hãy nghĩ về những điều có thể biến bạn thành tài sản đáng giá trên thị trường nhân lực địa phương đó. Kỹ năng ngoại ngữ là bước đầu tiên, nhưng nếu muốn ứng tuyển trực tiếp cho một công việc ở nước khác, cần tự hỏi các kỹ năng và nền tảng chuyên môn nào của bạn sẽ thu hút nhất với những nhà tuyển dụng tại quốc gia đó.
“Có một số ngành nghề nhất định, nơi chuyên môn của bạn có thể được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng địa phương,” Vicki Salemi nói. Lấy ví dụ lĩnh vực thời trang với các trung tâm thời trang lớn New York, Paris, Milan và Tokyo. Nếu bạn đang là nhà thiết kế trẻ hoặc từng trải qua kỳ thực tập xuất sắc tại nhà mốt tên tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh, một công ty khởi nghiệp ở Milan có thể sẽ muốn thu nhận bạn.
Ở xa không có nghĩa là bạn không thể cập nhật thông tin cụ thể trên thị trường việc làm quốc tế. Hãy không ngừng nắm bắt thông tin. “Dõi theo các tin tức quốc tế để biết những sự kiện mới và cơ hội hấp dẫn. Một tập đoàn vừa có đợt sa thải hơn 1000 người, chắc bạn sẽ muốn tránh nơi này. Hay một sự bùng nổ công nghệ ở khu vực nhất định nào đó.”