[TUYỂN DỤNG] HỆ THỐNG GIÁO DỤC VINSCHOOL Vị trí ứng tuyển: Chuyên viên giáo vụ...
Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh trình độ thạc sĩ đợt 2/2023
– HV có bằng ngành đúng ( QLGD) , Ngành phù hợp ( GDH) được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp
– Đối với ngành gần phải có it nhất 1 năm công tác , học bổ sung kiến thứ 4 môn = 12 tín chỉ x 400.000đ/ tín chỉ
– Đối với ngành khác phải có it nhất 02 năm công tác, học bổ sung kiến thức 7 môn = 21 tín chỉ x 400.000đ/ tín chỉ
– Có chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên hoặc tương đương khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ của CTĐT. ( Lưu ý các khóa đào tạo thạc sĩ tuyển sinh từ năm 2023.có chuẩn đầu ra đối với trình độ ngoại ngữ đạt từ bậc 4 (B2) trở lên hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) .
Gồm 2 môn : Môn cơ bản ( đánh giá năng lực khối ngành khoa học và xã hội nhân văn)
Môn cơ sở ( Lý luận quản lý và quản lý giáo dục )
Thời gian đăng ký : Từ 8h ngày 01/06/2023 đến 17h ngày 30/08/2023
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
Hotline: 024.22.123.666 – 0986394466
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 62 14 01 14
Căn cứ Quyết định số 1020/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Giám đốc ĐHQG-HCM về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ;
Căn cứ Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh về việc ban hành “Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ”;
Căn cứ Quyết định số 1121/QĐ-ĐHQG ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh về việc sửa đổi bổ sung một số điều của “Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ” ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19 tháng 02 năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-XHNV-SĐH ngày 04 tháng 3 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV về việc ban hành “Quy định tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ”;
Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-ĐHQG ngày 24 tháng 3 năm 2017 về việc giao nhiệm vụ cho trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đào tạo Tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM thông báo về việc chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Mã số: 62 14 01 14 năm 2017 như sau:
1.Thông tin chung về chương trình đào tạo
2.Mục tiêu của chương trình đào tạo: nêu khái quát những kiến thức, kỹ năng đào tạo, trình độ và năng lực chuyên môn (lý thuyết, thực hành), vị trí hay công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp.
Chương trình tiến sĩ quản lý giáo dục được thiết kế để trang bị cho người học những kiến thức thực tế và lý thuyết cập nhật, chuyên sâu về quản lý giáo dục. Chương trình chú trọng đến phát triển năng lực nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, truyền bá, phổ biến tri thức, tự định hướng, dẫn dắt chuyên môn, đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học để cho người học trở thành những chuyên gia và nhà nghiên cứu độc lập trong tương lai. Ngoài ra, chương trình còn giúp người học hình thành các phẩm chất chuyên gia, trong lĩnh vực giáo dục.
Người tốt nghiệp tiến sĩ ngành QLGD sẽ thích hợp các vị trí việc làm tiêu biểu như:
- Đối tượng 1: có bằng cử nhân chính quy chuyên ngành QLGD (ngành đúng) xếp loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 (theo thang điểm 10) trở lên
- Đối tượng 2: có bằng thạc sĩ ngành đúng và phù hợp, bao gồm QLGD, Giáo dục học, Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Lý luận và phương pháp dạy học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn (cụ thể), Đo lường và đánh giá trong giáo dục
- Đối tượng 3: có bằng thạc sĩ các ngành khác[1]
Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo, người học có khả năng:
4.1.1 Đánh giá được những kiến thức cập nhật và chuyên sâu về quản lý giáo dục hiện đại, quản trị tổ chức
4.1.2 Tạo ra được những kiến thức mới và chuyên sâu liên quan hướng nghiên cứu của luận án trên cơ sở thiết kế được công trình nghiên cứu đã chọn một cách thành công
4.2.1 Thành thạo trong suy luận, phân tích, giải quyết vấn đề khoa học một cách sáng tạo, độc đáo
4.2.2 Thành thạo trong suy luận, phân tích, tổng hợp các vấn đề khoa học và thiết kế, thực hiện nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu khoa học
4.2.3Thành thạo trong truyền bá, phổ biến tri thức, tự định hướng, dẫn dắt chuyên môn, đưa ra các kết luận, quyết định mang tính chất chuyên gia
4.3.1 Tôn trọng tính khách quan, khoa học trong phát hiện, lý giải các vấn đề trong hoạt động nghề nghiệp cũng như quản lý nghiên cứu.
4.3.2 Phát triển tình yêu, ham học hỏi, đam mê nghiên cứu khoa học cũng như học tập suốt đời để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới.
5.Thời gian đào tạo: 36 tháng (đối với đối tượng tuyển sinh 2, 3); 48 tháng (đối tượng tuyển sinh 1)
6.Điều kiện tốt nghiệp: điều kiện để nghiên cứu sinh được xét cấp bằng tiến sĩ
- Đối với NCS thuộc nhóm đối tượng 1: phải tích luỹ tối thiểu 30 TC từ chương trình thạc sĩ QLGD đang áp dụng cùng thời điểm của chương trình tiến sĩ mà NCS đã trúng tuyển
- Đối với NCS thuộc nhóm đối tượng 2: không cần phải bổ sung kiến thức. Tuy nhiên, đối với nhóm ngành phù hợp, dựa vào bảng điểm chương trình thạc sĩ của từng trường hợp cụ thể, Hội đồng Khoa học cấp đơn vị chuyên môn sẽ đề nghị bổ sung một số môn học cần thiết.
- Đối với NCS thuộc nhóm đối tượng 3: phải tích luỹ tối thiểu 20 TC từ chương trình thạc sĩ QLGD đang áp dụng cùng thời điểm của chương trình tiến sĩ mà NCS đã trúng tuyển.
8.2 Các chuyên đề tiến sĩ (6 TC) và tiểu luận tổng quan (2TC)
Mỗi NCS phải hoàn thành 3 chuyên đề Tiến sĩ và mỗi chuyên đề có số lượng 2 tín chỉ (tổng cộng 6 TC). Căn cứ vào hướng nghiên cứu và nội dung luận án, các giáo sư hướng dẫn sẽ đề xuất NCS thực hiện các chuyên đề có tính chất mới liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu độc lập, giải quyết một số nội dung của đề tài luận án.
Các đề tài chuyên đề phải gắn với nội dung nghiên cứu của luận án. Đối với tiểu luận tổng quan, NCS phải gắn với nội dung đề tài, tập trung làm rõ lịch sử nghiên cứu vấn đề và thể hiện được khả năng nghiên cứu và xác định những điểm mới của luận án.
Bài tiểu luận tổng quan (tương đương 2 tín chỉ theo quy chế đào tạo Tiến sĩ của ĐHQG-HCM) về đề tài nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi NCS thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu các vấn đề còn tồn tại, chỉ ra các vấn đề mà đề tài luận án đang tập trung nghiên cứu giải quyết
Là một công trình nghiên cứu khoa học độc đáo, sáng tạo, trọn vẹn, đầy đủ trong lĩnh vực quản lý giáo dục; có đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực quản lý giáo dục hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đặt ra với một ngành khoa học hoặc thực tiễn xã hội.
Luận án tiến sĩ có khối lượng tối thiểu 50.000 từ và không vượt quá 70.000 từ (không bao gồm trang bìa, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục), trong đó trên 50% là trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận của riêng NCS. Ngoài ra, luận án có được đánh giá dựa trên các tiêu chí như tính mới trong khoa học (luận đề: 40%), tính xác thực của kết quả nghiên cứu (20%), tính đúng đắn về phương pháp và phương pháp luận khoa học (30%), tính ứng dụng (10%).
[1] Các ngành khác bao gồm bằng thạc sĩ nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương