Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ như sau:
Thời điểm tính thuế GTGT đối với mặt hàng là giấy in báo?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC, thời điểm tính thuế GTGT đối với kinh doanh mặt hàng là giấy in báo là thời điểm bán cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Vận tải quốc tế có chịu thuế GTGT không? Điều kiện áp dụng thuế 0% đối với vận tải quốc tế
Theo khoản 12 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC đã có quy định về mức thuế VAT cho hoạt động vận tải quốc tế. Cụ thể như sau: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; vận chuyển hành khách đi, đến nước ngoài; vận chuyển hàng hóa, hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp phục vụ hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cước vận tải đường biển ngoài nước cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy, để được áp dụng thuế 0% đối với vận tải quốc tế thì doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Cung ứng các dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế
- Sở hữu các hợp đồng vận tải hoặc vận đơn quốc tế
- Có đầy đủ hợp đồng, chứng từ thanh toán qua ngân hàng với bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Tham khảo: Dịch vụ vận tải quốc tế tại Hà Nội uy tín năm 2024
Những dự án thiết kế website đẹp của VinaSite
Các quy định về Thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế là bao nhiêu được Bộ tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC). Trong đó đã nêu rõ chi tiết về mực thuế GTGT đối với các hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế, loại hàng hóa vận chuyển phải chịu thuế như thế nào. Cụ thể sẽ được Lacco giúp các bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.
Vận tải quốc tế là hoạt động di chuyển hàng hóa hoặc hành khách từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua các phương tiện vận tải như tàu biển, máy bay, xe tải, hoặc đường sắt. Hoạt động này liên quan đến việc chuyển hàng qua biên giới quốc gia, thường đi kèm với các thủ tục hải quan, giấy tờ pháp lý, và quy định vận chuyển của các quốc gia liên quan.
Vận tải quốc tế đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu, giúp kết nối các thị trường và nền kinh tế, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics và chuỗi cung ứng.
Trường hợp nào không được áp dụng mức thuế suất 0%?
Cũng theo Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC) tại khoản 3 có quy định các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:
+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;
+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
Đối với những trường hợp này, bên vận chuyển hoặc kinh doanh mặt hàng trên sẽ phải thực hiện các quy định đóng thuế theo quy định của Bộ tài chính. Mọi thông tin chi tiết về vận tải quốc tế, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với các đơn vị vận tải quốc tế uy tín hoặc Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được tư vấn cụ thể đối với từng dịch vụ và hàng hóa đặc biệt.
– Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
– Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp.
– Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
+ Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm, cụ thể:
. Tài sản bảo đảm tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
+ Dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng do đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng nhà nước cung cấp cho các tổ chức tín dụng để sử dụng trong hoạt động cấp tín dụng theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước.
+ Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.
– Kinh doanh chứng khoán bao gồm:
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán,
+ Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
+ Quản lý công ty đầu tư chứng khoán,
+ Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán,
+ Dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán,
+ Dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký,
+ Lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam,
+ Cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ,
+ Ứng trước tiền bán chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
– Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán..
– Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;
– Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
– Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
– Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, bảo vệ rừng do Nhà nước làm chủ rừng, bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng quốc gia, vườn quốc gia;
– Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, ngõ, xóm trong khu dân cư, vườn hoa, công viên. Doanh thu không chịu thuế là doanh thu từ hoạt động chiếu sáng công cộng;
– Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng, hỏa táng, cải táng, di chuyển mộ, chăm sóc mộ.
– Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
– Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt;
– Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.
– Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và phải được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận;
– Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
– Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
– Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo;
– Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
– Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
– Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, kinh doanh vàng.
– Hàng hóa bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra.
– Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí.
– Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.